VCI - Dẫn đầu con sóng thần chứng khoán
Muốn tìm tiềm năng từ VCI, chúng ta phải đi sâu vào phân tích từng mảng kinh doanh của DN
1. Thực trạng ngành chứng khoán
Các công ty chứng khoán muốn doanh thu tăng trưởng mạnh thì thị trường chứng khoán càng sôi động càng tốt (số người tham gia thị trường thị trường tăng; vòng quay mua bán, vay margin nhanh hơn và nhiều hơn).
=>> Thước đo rõ ràng nhất cho sự sôi động của thị trường chứng khoán chính là thanh khoản.
Thanh khoản của VNIDNEX trong hơn 1 tháng trở về đây gia tăng đột biến. Các phiên giao dịch hằng ngày đều có thanh khoản đạt tỷ USD và diễn ra rất đều đặn (không chỉ thi thoảng mới xuất hiện 1-2 phiên như trước đó).
Thanh khoản không chỉ tiếp tục duy trì ở mức cao, và còn tăng hơn nữa bởi thị trường có nhiều yếu tố hỗ trợ trong tương lai:
+ Số lượng tài khoản mở mới tăng liên tục 3 tháng gần đây.
+ Hệ thống KRX đang được thử nghiệm và đảm bảo sẽ hoạt động trong năm nay.
+ Quyết tâm nâng hạng thị trường (chậm nhất trong năm 2025) – Đây là chỉ dạo trực tiếp của thủ tướng.
+ Khối ngoại chuẩn bị được ký quỹ để mua chứng khoán.
+ Các yếu tố vĩ mô trong và ngoài nước ủng hộ. Tiền ngoài thị trường hiện còn rất nhiều, và đang tìm kiếm các kênh tài sản mang lại lợi tức lớn (Do lãi gửi tiết kiệm giảm sâu,…).
KẾT LUẬN: Thanh khoản cao như hiện tại, thấy rõ các công ty chứng khoán sẽ là nhóm hưởng lợi đầu tiên
2. VCI tiềm năng ra sao?
Lợi nhuận của các công ty chứng khoán chủ yếu đến từ 4 mảng kinh doanh chính là:
+ Phí từ HĐ môi giới
+ Lãi từ cho vay margin
+ Hoạt động tự doanh và phí từ
+ Hoạt động IB (phát hành cp, tư vấn DN, IPO, bảo lãnh phát hành,…)
Muốn tìm tiềm năng từ VCI, chúng ta phải đi sâu vào phân tích từng mảng kinh doanh của DN
a. Về mảng môi giới
Nhìn chung VCI không quá mạnh ở mảng môi giới, và BCTC năm 2023 đã thể hiện rất rõ vấn đề này
Lãi từ nghiệp vụ môi giới quý IV/2023 giảm 30% so với cùng kỳ. Còn lũy kế cả năm, mảng này giảm 47% so với năm trước
Hơn nữa doanh thu từ mảng này đem lại không chiếm tỷ trọng quá lớn trong cơ cấu tổng doanh thu
b. Mảng IB – tư vấn doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu,…
Mặc dù trong quá khứ, Bản Việt từng được coi là ông hoàng của lĩnh vực IB với nhiều deal kinh điển (bán chuỗi Phúc Long cho Masan với giá trị 400 triệu USD, tư vấn bán chuỗi Pizza4Ps cho Mekong Capital, tư vấn bán 35% cổ phần cho Điện Gia Lai...)
Nhưng 1-2 năm gần đây do vấn đề về vĩ mô (lạm phát, lãi suất tăng, kinh tế khó khăn,… hạn chế HĐ đầu tư/lên sàn của các DN), mảng này gần như chững lại và không có gì đột biến – chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu doanh thu của VCI
c. Mảng tự doanh
Danh mục tự doanh AFS của Chứng khoán Bản Việt cho thấy hiện bộ phận tự doanh của họ làm việc khá tốt.
Các cổ phiếu trong danh mục ASF (gồm KDH, PNJ, MSN, MBB, STB,…) trung bình đều đã tăng từ 20 - 25% kể từ thời điểm đầu năm và còn nhiều tiềm năng tăng trưởn tiếp, đặc biệt trong thời điểm hiện tại, khi VNINDEX được dự đoán sẽ quay trở lại đỉnh cũ 1400-1500 .
Với cổ phiếu lãi nhiều nhất là IDP, VCI nắm giữ với mục đính nhận cổ tức (cổ tức IDP trả khá cao – 85% bằng tiền trong năm 2023)
Kết luận: Danh mục tự doanh của VCI khá đẹp, chỉ chờ chốt lãi và ghi nhận LN vào BCTC
d. Mảng cho vay (margin)
Thực tế đây mới là mảng kinh doanh đem lại nhiều Lợi nhuận nhất cho các công ty chứng khoán (Giống như các ngân hàng – đi vay lãi suất rẻ, rồi cho vay ra lãi suất cao hơn và ăn phần chêch lệch)
- Theo BCTC của VCI, tính đến cuối năm, cho vay tăng 51% so với cùng kỳ năm trước - một mức tăng trưởng ấn tượng
Điều đặc biệt nhất là về room cho vay của VCI còn rất nhiều. Theo quyết định 87 của UBCK về hướng dẫn giao dịch ký quỹ thì: “Tổng dư nợ cho vay giao dịch ký quỹ của một công ty chứng khoán không được vượt quá 200% vốn chủ sở hữu của công ty chứng khoán đó.”
Vốn chủ của VCI hiện tại là 7.371 tỷ =>> Tức room cho vay tối đa là khoảng 14.700 tỷ
Hiện Bản Việt mới cho vay ~8.000 tỷ, tức là chỉ mới sử dụng 54% room cho vay
Chưa kể VCI đang lên kế hoạch tăng vốn trong năm 2024 để chuẩn bị cho 1 giai đoạn UPTREND bùng nổ.
Nếu thành công vốn điều lệ sẽ lên 7181 tỷ đồng – tăng thêm khoảng 2800 tỷ
=>> Room cho vay lên tối đa là 17500 tỷ
Kết Luận: Đây mới là yếu tố đáng để kỳ vọng với VCI. Cho đến hết năm nay, nhiều công ty chứng khoán cùng quy mô gần như đã kín room cho vay rồi (VD MBS, FTS, HCM….)
Nếu VCI thực hiện hóa cho vay được gần full room, LN của doanh nghiệp này sẽ tăng trưởng đột biến.
THAM KHẢO THÊM TẠI:
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận