Vài suy nghĩ về thị trường "Gấu"
Trong cuộc sống có 1 triết lý "kẻ mạnh chưa chắc là kẻ chiến thắng mà kẻ chiến thắng mới chính là kẻ mạnh" (Anton Beckenbauer). Những nhà đầu tư thường xem mình là "người đi săn" (hunter) các món hời trên thị trường; nhưng thực tế rất "phũ phàng" khi người đi săn lại biến thành "con mồi" (hunted); như vậy nhà đầu tư đã bị chuyển từ trạng thái kiểm soát sáng bị chi phối theo đúng triết lý "cái nào mạnh hơn kẻ đó chi phối".
Vì nhiều lý do mà họ sẵn sàng thực hiện những chiến lược mà trong điều kiện tâm lý bình thường họ sẽ không thể nào nghĩ tới điều đó.
Trong khi trải nghiệm qua quá trình này nhiều năm trên thị trường chứng khoán; nhìn lại và suy ngẫm nhà đầu tư có thể tránh được sai lầm từ mẫu hình tâm lý quen thuộc. Các trạng thái phổ biến như sau:
- "Cờ bạc đãi người mới"
- "Đầu tư đầy những conngười nổi tiếng chỉ vì họ đúng một vài lần" - Howard Marks
- Khi ở 1 vị trí nắm quá nhiều thông tin nội bộ; trái chiều và thậm chí mâu thuẫn lần nhau; bạn đang ở trong tình trạng nguy hiểm và khả năng "trắng tay".
- Nhà đầu tư chỉ tham gia trong thị trường giá lên; giá xuống thì họ rút tất tài sản cũng thường xuyên mất tiền vì căn bản nền tảng không có gì giữ cho họ thoát khỏi "tâm lý đám đông".
- 1 bộ phận nhà đầu tư dài hạn nhưng giữ tư duy bảo thủ không chịu trau dồi về mặt chuyên môn. Về mặt tư duy định hướng và kỷ luật họ đã làm được nhưng quá trình "lựa chọn" lại không như vậy
Và trong khi trường "Gấu" như này thì nhà đầu tư nên:
- Để chế ngự được cảm xúc và vượt qua giai đoạn khó khăn này, kinh nghiệm là không theo dõi danh mục đầu tư thường xuyên nữa; tốt nhất có thể quên 1 thời gian.
- Dành thời gian cho các công việc và hoạt động khác như rèn luyện sức khỏe, nâng cao kiến thúc chuyên môn.
Trong lịch sử thị trường "Gấu":
Chứng khoán Mỹ như S&P500 từ năm 2000 đã có 5 lần rơi vào thị trường con gấu: tháng 03/2000; tháng 10/2007; tháng 9/2018 và tháng 2/2020
---> từ năm 1950 thì S&P có đến 15 lần bị "thị trường gấu" và trung bình 4,67 năm sẽ có 1 lần như vậy
----> VN-Index cũng tương tự với tháng 4/2018, tháng 1/2020 và tháng 4/2022.
Tuy nhiên, trường hợp S&P500 thì năm 2000 sau khoảng 900 ngày thì chạm đáy; năm 2007 thì 500 ngày; năm 2011 là 150 ngày; năm 2018 là 95 ngày và năm 2020 là 33 ngày
Vì thế, 1 nền kinh tế tăng trưởng thì chỉ số chứng khoán sẽ luôn tăng 🚀
Vững tin vào dài hạn thị trường và doanh nghiệp tạo ra giá trị và giải quyết vấn đề xã hội.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận