24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Thạch Thảo
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Ukraine xả đạn rực trời truy diệt máy bay Nga: Lộ sự thật về clip thoát hiểm ngoạn mục

Một đoạn video được lan truyền trên mạng xã hội cùng với tuyên bố rằng máy bay Nga đã "tài tình" thoát khỏi làn đạn của Ukraine sau khi giội bom quốc gia Đông Âu này.

Màn thoát hiểm ảo diệu đến khó tin

Theo Alt News - website kiểm chứng thông tin từ Ấn Độ, trong ngày 24/2 - ngày đầu tiên Nga phát động "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine, đoạn video dưới đây đã được lan truyền cùng với tuyên bố rằng máy bay chiến đấu Nga đã "tài tình" thoát khỏi làn đạn của Ukraine sau khi ném bom quốc gia Đông Âu này.

Đoạn video được người dùng mạng xã hội sử dụng để tuyên truyền sai sự thật về chiến dịch quân sự Nga ở Ukraine

Ukraine xả đạn rực trời truy diệt máy bay Nga: Lộ sự thật về clip thoát hiểm ngoạn mục

"Máy bay Nga đã tài tình tránh bị tên lửa bắn rơi sau khi thả BOM... Điều này còn hơn cả một cuộc chiến tranh... Putin đang dạy cho NATO một bài học nhớ đời" - Một tài khoản chia sẻ đoạn video trên Twitter viết, kèm theo nhiều hashtag liên quan.

Ukraine xả đạn rực trời truy diệt máy bay Nga: Lộ sự thật về clip thoát hiểm ngoạn mục
​Một bài chia sẻ khác thì nói rằng Ukraine đã nã tên lửa để ngăn chặn hỏa lực của máy bay Nga.
Ukraine xả đạn rực trời truy diệt máy bay Nga: Lộ sự thật về clip thoát hiểm ngoạn mục
​Những đoạn video với nội dung này đã thu hút được hàng trăm nghìn lượt xem sau khi được chia sẻ trên các mạng xã hội.

Đáng nói, có tới 2 kênh truyền hình của Ấn Độ, bao gồm Kênh tin tức Mathrubhumi và Kênh truyền hình TV9, đã phát sóng đoạn video này khi đưa tin về tình hình ở Ukraine.

Ukraine xả đạn rực trời truy diệt máy bay Nga: Lộ sự thật về clip thoát hiểm ngoạn mục
​Hình ảnh sai sự thật được kênh truyền hình TV9 của Ấn Độ phát sóng.

Sự thật là gì?

Khi truy vết đoạn video trên, Alt News phát hiện ra nó từng được đăng tải trên You Tube vào tháng Một năm nay. Đây là bằng chứng cho thấy đó không phải là hình ảnh trong chiến dịch quân sự mà Nga vừa phát động vào Ukraine.

Đáng nói, đoạn video gốc có thời lượng dài hơn 14 giây so với đoạn video được lan truyền trên mạng xã hội, và nó ẩn chứa một thông tin quan trọng: Phần mô tả và tiêu đề giới thiệu rằng đây là một cảnh trong video game ARMA 3 ra mắt năm 2013.

Ukraine xả đạn rực trời truy diệt máy bay Nga: Lộ sự thật về clip thoát hiểm ngoạn mục
​Đoạn video gốc được đăng trên You Tube vào ngày 6/1/2022. Thậm chí, loại máy bay trong đoạn video mô phỏng này còn là A-10 Warthog của Mỹ, chứ không phải máy bay Nga.

Theo Atl News, Arma 3 là tựa game bắn súng chiến thuật trong thế giới mở, mô phỏng chân thực cuộc chiến tranh quân sự quy mô lớn.

Các cảnh quay trong trò chơi điện tử này từng nhiều lần được sử dụng để lan truyền thông tin không đúng sự thật trong bối cảnh các cuộc xung đột quân sự. Atl News cho biết họ đã 'vạch trần' sự thật về nội dung video này vài lần trước đây.

Tháng 1/2020, Boom Live - một trang web kiểm chứng thông tin khác của Ấn Độ, đã phát hiện một đoạn video (cũng từ game ARMA 3) được sử dụng để lan truyền thông tin về cuộc xung đột giữa các đơn vị quân đội Mỹ và Iran.

"Một đoạn video đang được lan truyền, cho thấy tình huống giống như các khẩu đội phòng không của Mỹ đang chuẩn bị bắn hạ các đơn vị tên lửa của Iran, là sai sự thật. Đoạn clip này đã bị cắt từ một đoạn video do người dùng tạo ra dựa trên trò chơi điện tử ARMA-3" - Boom Live cho hay.

Tháng 5/2021, Reuters đưa tin, một cảnh quay từ game ARMA-3 đã được sử dụng như cảnh tác chiến của hệ thống phòng không Iron Dome (Israel) trong cuộc xung đột với Hamas.

Tháng 9/2021, phóng viên Mohammed Zubair của Alt News phát hiện một đoạn video từ trò chơi điện tử này được tờ Republic sử dụng để đưa tin về việc Pakistan hỗ trợ Taliban tấn công Liên minh phương Bắc ở Panjshir.

Ukraine xả đạn rực trời truy diệt máy bay Nga: Lộ sự thật về clip thoát hiểm ngoạn mục

Chưa hết, website kiểm chứng thông tin Politifact của Mỹ vào tháng 12/2021 báo cáo rằng, một đoạn clip từ game ARMA 3 đã được chia sẻ để tuyên truyền thông tin sai sự thật về "nỗ lực thất bại của Trung Quốc khi phát động các cuộc không kích gần Đài Loan".

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả