Tỷ giá USD/VND tăng mạnh, doanh nghiệp nào sẽ hưởng lợi?
Đến ngày 05/10/2023, tỷ giá bán USD tại Vietcombank đạt 24,560 đồng, tăng hơn 3.3% so với ngày 30/06/2023 và gần vùng cao nhất trong lịch sử. Vậy trong bối cảnh này, công ty nào sẽ hưởng lợi?
Theo CTCK Mirae Asset Việt Nam, trong khi Mỹ tiếp tục nâng lãi suất, Việt Nam lại thực hiện 4 đợt hạ lãi suất điều hành. Điều này dẫn tới chênh lệch lãi suất giữa hai quốc gia càng nới rộng và gây áp lực lên tỷ giá USD/VND.
Tính tới ngày 05/10/2023, tỷ giá bán USD tại Vietcombank đạt 24,560 đồng, tăng hơn 3.3% so với ngày 30/06/2023. Đà tăng của tỷ giá sẽ tác động khác nhau tới từng doanh nghiệp, trong đó nhóm chuyên xuất khẩu hưởng lợi, còn các doanh nghiệp có nợ vay bằng USD và nhập khẩu lại gặp nhiều trở ngại.
Dưới đây, CTCK Mirae Asset Việt Nam ước tính mức độ tác động của mức tăng tỷ giá USD/VND lên lợi nhuận trước thuế theo các bảng thống kê bên dưới. Do báo cáo tài chính quý 2/2023 công bố chưa đầy đủ nên CTCK Mirae Asset Việt Nam sử dụng báo cáo tài chính năm 2022 làm cơ sở ước tính tác động.
Doanh nghiệp vay nợ bằng USD
CTCK Mirae Asset Việt Nam cho rằng các công ty có nợ vay bằng USD cao sẽ bị ảnh hưởng khi USD tăng giá dẫn đến lỗ chêch lệch tỷ giá hối đoái. Điều này kéo theo sự thay đổi làm sụt giảm lợi nhuận của doanh nghiệp vay USD.
Tuy nhiên, tùy vào doanh nghiệp cụ thể nếu phát sinh doanh thu từ USD, hoặc hưởng lợi từ chêch lệch tỷ giá đồng ngoại tệ khác từ đó đối ứng nhằm cân bằng khoản lỗ chêch lệch tỷ giá.
Lưu ý: Những doanh nghiệp có lợi nhuận trước thuế 2022 âm, CTCK Mirae Asset Việt Nam sẽ không ước tính tác động làm giảm lợi nhuận.
Doanh nghiệp xuất khẩu
CTCK Mirae Asset Việt Nam cho rằng những doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu sẽ hưởng lợi từ chêch lệch tỷ giá khi USD/VND tăng. Các ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam bao gồm: hàng dệt may, thủy sản, giày dép, điện tử, nông sản, cao su và gỗ.
Ngành dệt may (GIL, TCM, TNG,…) nhìn chung dưới áp lực của tỷ giá sẽ nhận tác động 2 chiều, bởi phần lớn nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài, sau đó gia công xuất khẩu. Vì vậy, biến động tỷ giá sẽ ít làm thay đổi kết quả kinh doanh.
Ngành công nghệ (FPT, CMG,...) hưởng lợi từ hoạt động gia công và xuất khẩu phần mềm. Đối với FPT, doanh nghiệp hưởng lợi chênh lệch tỷ giá từ xuất khẩu nhưng FPT có khoảng 381 triệu USD nợ vay, điều này sẽ làm giảm phần lãi chênh lệch tỷ giá từ hoạt động xuất khẩu.
Ngành thủy sản (VHC, ANV, MPC, IDI, FMC,…) hưởng lợi khi phần lớn doanh thu doanh nghiệp thủy sản đến từ hoạt động xuất khẩu, đồng thời nợ vay bằng USD không lớn.
Ngành cao su (DPR, PHR,…) thường nợ vay bằng USD không đáng kể và là những doanh nghiệp cao su xuất khẩu ròng, do đó hưởng lợi khi tỷ giá USD/VND tăng. Ngành thực phẩm (LTG, TAR, PAN,…) là những doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn, có thể hưởng lợi chênh lệch tỷ giá khi USD/VND tăng.
Doanh nghiệp nhập khẩu
Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên vật liệu bằng USD sẽ gặp khó khăn khi USD tăng giá, đồng thời giá cả của các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam tăng làm giảm nhu cầu của người tiêu dùng, từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp nhập khẩu.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận