menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Thiên Anh

Tuần này: TTCK tăng vọt sau sự ôn hòa từ FED - Đô la Mỹ yếu hơn - Vàng tăng mạnh

Phân Tích Toàn Cảnh Thị Trường bởi Pinchas Cohen

  • FED đảo ngược chính sách dài hạn về giới hạn lạm phát nghiêm ngặt, hứa hẹn tỷ lệ lãi suất vẫn giữ ở mức thấp, thị trường chứng khoán có thể tiếp tục tăng vọt.
  • Đồng đô la Mỹ kiểm tra lại mức thấp nhất trong hai năm.
  • Vàng thiết lập xu hướng tăng kiểm tra lại mức cao kỷ lục, Bitcoin nằm trong rào cản.

Chứng khoán Mỹ đã kết thúc tuần trước bằng cách đạt kỷ lục mới và đồng đô la kiểm tra lại mức thấp nhất hai năm sau khi Cục Dự trữ Liên bang phát tín hiệu về mục tiêu làm phát cao hơn vào thứ Năm, quyết định này hoàn toàn trái ngược với chiến lược chính sách tiền tệ trước đó của họ.

Theo nhận xét của Chủ tịch FED Jerome Powell, Ngân hàng trung ương sẽ phải chấp nhận mức lạm phát tăng cao hơn mức chuẩn 2% so với mức thấp hơn được áp dụng kể từ cuộc Đại lạm phát những năm 70 và 80, về bản chất thì lãi suất vẫn giữ ở mức thấp nhất lịch sử lâu hơn.

Hy vọng với quyết định này của Chủ tịch Powell sẽ khuyến khích chi tiêu và đầu tư. Trên thực tế, chính sách nới lỏng hiện tại của FED dường như có khả năng đảm bảo rằng đây sẽ là tháng 8 tốt nhất đối với thị trường chứng khoán trong 34 năm trở lại đây và là mùa hè tốt nhất của thị trường – từ tháng 6 đến tháng 8 – kể từ năm 1938.

Chứng khoán tăng vọt, nền kinh tế phục hồi nhưng không đồng đều

Chỉ số NASDAQ đã công bố một mức kỷ lục mới vào ngày giao dịch cuối cùng của tuần trước và chỉ số S&P 500 cũng đã đạt được mức cao kỷ lục kép trong thứ sáu của 2 tuần liên tiếp – trên cơ sở đóng cửa trong ngày. Ngay cả chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones – với mức thấp hơn 3,1% so với kỷ lục đóng cửa của ngày 12 tháng 2 – sau đó cũng đã chuyển sang xu hướng tích cực trong năm.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư cổ phiếu nhận ra được họ đang nắm giữ một ngọn nến đang cháy ở cả hai đầu – tăng trưởng kinh tế phục hồi nhưng lại được thúc đẩy bởi sự nới lỏng chưa từng có từ trước đến nay của FED – khi ngân hàng trung ương mở rộng chính sách điều chỉnh ngay cả khi động lực kinh tế dường như đã được cải thiện. Vào thứ Sáu, bản công bố chi tiêu cá nhân hàng tháng cho thấy mức tăng 1,9% trong tháng Bảy, đây là tháng tăng trưởng thứ ba liên tiếp.

Nhìn chung, nền kinh tế Mỹ đã phục hồi trong ba tháng qua, dựa trên những dấu hiệu cho thấy sự lạc quan thoát khỏi cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái. Thật vậy, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Atlanta dự báo tăng trưởng GDP 26% trong quý III.

Mặc dù điều này nghe có vẻ hứa hẹn nhưng vấn đề quan trọng là phải nhận định được bối cảnh hiện nay đối với các dữ liệu này. GDP quý II giảm 32% mỗi năm. Tuy nhiên, nếu ước tính tăng trưởng GDP 26% trở thành hiện thực, thì nền kinh tế sẽ có khả năng phục hồi được một nửa sự suy thoái do Coronavirus gây ra khiến GDP thấp hơn khoảng 5% so với mức trước đại dịch. Mặc dù mức phục hồi nói trên là khả quan đối với bối cảnh nền kinh tế hiện tại những vẫn cách một khoảng khá xa so với các chỉ số đã thấy trước Covid-19, tuy nhiên vẫn phải thừa nhận rằng có thể tốt hơn rất nhiều so với những gì chúng tôi mong đợi.

Thị trường nhà ở cũng gây ngạc nhiên với sự tăng trưởng, với cả doanh số bán nhà mới và nhà hiện có đều vượt quá số liệu tiền Coronavirus từ năm 2006. Người tiêu dùng cũng đang thúc đẩy sự phục hồi theo những cách khác: định hướng lại chi tiêu từ du lịch và giải trí sang các mặt hàng lâu bền khác, thúc đẩy doanh số bán lẻ của tháng 7 cao hơn khoảng 1% so với số liệu được thấy vào tháng 1, khi Coronavirus dường như chỉ là một vấn đề của riêng Trung Quốc.

Nhưng tất nhiên, khả năng phục hồi này có thể sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự hỗ trợ chính sách chưa từng có, thông qua lãi suất thấp kỷ lục và viện trợ trực tiếp của chính phủ. Do được hỗ trợ tài chính khá lớn, thu nhập cá nhân trong tháng Bảy cao hơn gần 1 nghìn tỷ đô la so với tháng Hai.

Tuy nhiên, trong khi dữ liệu bán lẻ tốt hơn bất kỳ sự mong đợi nào, thì các điều kiện kinh doanh vẫn còn nhiều thách thức. Sản xuất công nghiệp vẫn thấp hơn mức đỉnh khoảng 8%, cho thấy nhu cầu yếu, ngay cả sau khi có các dữ liệu về sự cải thiện trong ba tháng liên tiếp. Các cuộc khảo sát cho thấy kỳ vọng sẽ có một tốc độ phục hồi vững chắc trong dự kiến sắp tới. Nhưng chỉ có thời gian mới trả lời được liệu sự lạc quan đó có hợp lý hay không.

Dữ liệu bán lẻ mạnh nhưng bối cảnh kinh doanh lại cho thấy sự yếu kém, và thực sự dường như không phù hợp với thị trường lao động. Tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao và sự phục hồi được báo trước là không đồng đều. Gần nửa năm sau khi kỷ lục 6,9 triệu người Mỹ mất việc làm vào tháng 3, số đơn xin thất nghiệp ban đầu tiếp tục tăng lên hơn một triệu mỗi tuần, cao hơn bất kỳ thời điểm nào trong cuộc Đại khủng hoảng tài chính của năm 2008.

Tỷ lệ thất nghiệp ban đầu được cải thiện nhanh chóng do sự trở lại của những người lao động – buộc phải nghỉ việc tạm thời do bùng phát dịch bệnh – khi nền kinh tế mở cửa trở lại sau khi đóng cửa vào tháng 3. Gần đây, khi hoạt động trong các phân khúc lớn của nền kinh tế dịch vụ tiếp tục bị hạn chế, một số nhân viên tạm thời bị sa thải đã phải nhận quyết định nghỉ việc hoàn toàn (số người chính thức thất nghiệp tăng gấp đôi từ tháng 2 đến tháng 7), điều này gây ra mối đe dọa đối với niềm tin của người tiêu dùng và quỹ đạo của sự hồi phục.

Nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ có thể thống trị thị trường vào năm tới.

Khi chỉ số Dow Jones chuyển sang tích cực trong năm, và đã hoàn thành một mô hình tăng giá, với xu hướng lên 30.000. Tương tự như vậy, các công ty vốn hóa nhỏ hiện đang theo đuổi ráo riết các công ty đồng cấp vốn hóa lớn đa quốc gia. Chỉ số Russell 2000 vừa hoàn thành mô hình tăng giá tương tự, tạo tiền đề cho các công ty nội địa nhỏ hơn, nhanh chóng có thể thống trị mức tăng trong năm tới.

Nếu kịch bản này diễn ra, có thể gợi ý về một sự phục hồi kinh tế tương đối tốt hơn cho Hoa Kỳ so với các nền kinh tế cạnh tranh, và hoàn toàn mâu thuẫn với các dự báo rằng nền kinh tế Châu Âu sẽ vượt qua nền kinh tế Mỹ vì châu lục này đã có sự phục hồi cải thiện tốt hơn sau đại dịch.

Tuần này: TTCK tăng vọt sau sự ôn hòa từ FED - Đô la Mỹ yếu hơn - Vàng tăng mạnh
Russell 2000 Daily

Vào thứ Sáu, người mua đã vượt qua đỉnh cờ của chỉ số vốn hóa nhỏ, tăng giá lên sau mức tăng 10% chỉ trong vòng tám phiên, tìm kiếm thêm nguồn cung với giá cao hơn và bật lại khỏi đáy của kênh tăng.

Lợi tức trái phiếu bao gồm cả trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm, đã giảm gần một nửa mức tăng của hôm thứ Năm sau bài phát biểu của Powell đột ngột khiến tỷ giá hiện tại trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư.

Tuần này: TTCK tăng vọt sau sự ôn hòa từ FED - Đô la Mỹ yếu hơn - Vàng tăng mạnh
UST 10-Y Daily

Liệu lợi tức có quay trở lại mức giảm sau khi bước vào xu hướng tăng ngắn hạn?

Hai nguyên tắc cơ bản của xu hướng giảm đã gây áp lực lên đồng đô la:

1. Giảm giá trong thời gian dài hơn

2. Nếu FED thành công và lạm phát tăng, điều này sẽ làm giảm hoàn toàn sức mua đô la Mỹ, đồng thời cũng sẽ làm giảm giá trị của đồng bạc xanh

Tuần này: TTCK tăng vọt sau sự ôn hòa từ FED - Đô la Mỹ yếu hơn - Vàng tăng mạnh
DXY Daily

Đồng đô la đã hoàn thành một lá cờ tăng, sau khi hoàn thành một cờ hiệu – hai mô hình giảm giá liên tiếp nhau – sau những lần giảm mạnh trước đó của mỗi mô hình.

Với đồng đô la suy yếu hơn trong ngắn hạn, nhu cầu Vàng sẽ tiếp tục tăng trở lại. Với việc bổ sung tỷ giá thấp hơn trong các nguyên tắc cơ bản dài hạn đối với kim loại quý cho thấy Vàng sẽ tiếp tục được đẩy lên cao hơn.

Tuần này: TTCK tăng vọt sau sự ôn hòa từ FED - Đô la Mỹ yếu hơn - Vàng tăng mạnh
Gold Daily

Về mặt kỹ thuật, giá vàng bật ra khỏi đáy kênh và đóng cửa trên đường xu hướng giảm kể từ mức cao nhất mọi thời đại vào ngày 7 tháng 8. Điều này cung cấp sức mạnh cho một mô hình chiếc búa đảo chiều, theo sau là một chiếc búa tăng giá đượ xác nhận vào ngày 20 và 21 tháng 8, tuy nhiên mô hình lá cờ giảm có khả năng xảy ra trước đó vẫn chưa hoàn toàn được xác nhận.

Sau khi Bitcoin giảm khỏi đường xu hướng tăng (màu đỏ) kể từ ngày 28 tháng 7, đồng tiền điện tử đã tìm thấy hỗ trợ vào ngày 12 tháng 8 tại mức kháng cự trước đó vào cuối tháng 7.

Tuần này: TTCK tăng vọt sau sự ôn hòa từ FED - Đô la Mỹ yếu hơn - Vàng tăng mạnh
BTC/USD Daily

Điều đó hoàn toàn phù hợp với xu hướng hiện nay khi giá trị của tiền điện tử sẽ tăng theo tỷ giá và độ nhạy của đồng đô la với lạm phát. Ngoài ra, xu hướng Bitcoin đang trong một kênh tăng.

Tuy nhiên, hãy cẩn thận với tín hiều về một mô hình vai đầu vai tiềm năng, được hỗ trợ bởi khối lượng phân kỳ, động lượng và giá trung bình.

Giá dầu biến động vào thứ Sáu sau khi cơn bão Laura đổ bộ vào nhà máy lọc dầu và khu vực khai thác LNG tại Vịnh Mexico.

Tuần này: TTCK tăng vọt sau sự ôn hòa từ FED - Đô la Mỹ yếu hơn - Vàng tăng mạnh
Oil Daily

Về mặt phân tích kỹ thuật, mức giá đóng cửa thấp hơn của ngày thứ Sáu dường như xác nhận cho sự hình thành một nến Ngôi sao doji buổi tối – với mức mở cửa cao hơn thân nến và sau đó là mức đóng cửa thấp hơn. Tuy nhiên, nến của ngày thứ Năm đóng cửa lại không cho thấy sự thâm nhập nhiều đối với nến giao dịch ngày thứ Ba trước đó.

Ngoài ra, hiệu lực của mô hình dự kiến ​​sẽ tương xứng với đợt phục hồi trước đó và giá đã đi ngang kể từ ngày 5 tháng 8 – dấu hiệu cho thấy lợi nhuận kỳ vọng từ mô hình giảm giá đang dần cạn kiệt. Đường DMA 50 đã tăng so với mức đang giảm của đường DMA 200, các động thái cho thấy cả 2 đường đàng nhích dần về phía giao nhau tăng giá để có thể kích hoạt một mô hình Golden Cross.

Lịch kinh tế

Tất cả thời gian được liệt kê là EDT

Chủ nhật

21h00: Trung Quốc - PMI sản xuất: dự kiến ​​sẽ tăng cao hơn từ 51,1 lên 51,2.

Thứ hai

21h45: PMI sản xuất Trung Quốc - Caixin: giảm xuống mức 52,7 từ 52,8.

Thứ ba

00:30: Australia – Công bố lãi suất RBA: dự báo vẫn ổn định ở mức 0,25%.

3h55: Đức - PMI sản xuất: dự đoán sẽ không thay đổi ở mức 53,0.

3:55: Đức - Thay đổi dữ liệu thất nghiệp: dự đoán đã tăng lên 1 nghìn từ -18 nghìn.

4:30: Vương quốc Anh - PMI sản xuất: ở mức 55,3.

5h00: Khu vực đồng tiền chung Châu Âu - CPI: dự báo giảm từ 0,4% xuống 0,2%.

10:00: US - ISM Manufacturing PMI: dự kiến tăng từ 54,2 lên 54,5.

21h30: Australia - GDP: dự báo giảm từ -0,3% xuống -6,05%.

Thứ tư

8:15: Hoa Kỳ - ADP Thay đổi việc làm Phi nông nghiệp: dự báo sẽ tăng từ 167K lên 900 nghìn.

Thứ năm

4:30: Vương quốc Anh - PMI dịch vụ: được thấy là giữ ổn định ở mức 60,1.

8:30: Hoa Kỳ - Thông báo dữ liệu thất nghiệp ban đầu: tuần trước ở mức 1,006 nghìn.

10:00: Vương quốc Anh – Bài phát biểu của Bailey – Thống đốc BoE.

10:00: Hoa Kỳ - PMI phi sản xuất ISM: dự đoán giảm từ 58,1 xuống 57,0.

21:30: Úc - Doanh số bán lẻ: dự kiến ​​tăng từ 2,7% lên 3,3%.

Thứ sáu

4:30: Vương quốc Anh - PMI xây dựng: tăng cao từ 58,1 lên 58,3.

8:30: Hoa Kỳ - Bảng lương phi nông nghiệp: dự báo giảm từ 1.763 nghìn xuống 1.400 nghìn.

8:30: Hoa Kỳ - Tỷ lệ thất nghiệp: giảm từ 10,2% xuống 9,8%.

8:30: Canada - Thay đổi việc làm: giảm từ 418,5 nghìn xuống 300,0 nghìn.

10:00: Canada - Ivey PMI: có khả năng đã giảm xuống 57,5 ​​từ 68,5.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại