menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Thành Vương.

Tư duy zero-sum đang phá hoại toàn cầu hoá như thế nào?

Mỹ đang dẫn đầu một cuộc trượt dốc nguy hiểm trên toàn cầu về hoạt động trợ cấp, kiểm soát xuất khẩu và chủ nghĩa bảo hộ.

Kể từ năm 1945, nền kinh tế thế giới đã vận hành theo một hệ thống quy tắc và chuẩn mực do Mỹ bảo trợ. Điều này mang lại sự hội nhập kinh tế chưa từng có, thúc đẩy tăng trưởng và đưa hàng trăm triệu người thoát khỏi đói nghèo.

Nhưng ngày nay, hệ thống đó đang gặp nguy hiểm. Các quốc gia đang chạy đua để trợ cấp cho ngành công nghiệp xanh, thúc đẩy sản xuất nội địa và hạn chế dòng chảy của hàng hóa và vốn. Khi lợi ích chung không còn và lợi ích quốc gia được đặt lên trên, kỷ nguyên của tư duy tổng bằng không (zero-sum) đã xuất hiện.

Mỹ đã tung ra các khoản trợ cấp lớn lên tới 465 tỷ USD cho năng lượng xanh, ô tô điện và chất bán dẫn, đi đôi với các yêu cầu rằng sản xuất phải là ở thị trường địa phương. Các quan chức được giao nhiệm vụ xem xét kỹ lưỡng các khoản đầu tư vào thị trường nội địa để ngăn chặn ảnh hưởng quá mức của nước ngoài đối với nền kinh tế. Và các quan chức đang cấm xuất khẩu nhiều hơn bao giờ hết, đặc biệt là chip cao cấp và thiết bị sản xuất chip sang Trung Quốc.

Vì việc định giá carbon (công cụ hữu hiệu và khả thi nhằm hướng tới một nền kinh tế carbon thấp) là không khả thi về mặt chính trị nên nó có thể thúc đẩy quá trình khử cacbon. Và điều đó cũng phản ánh hy vọng rằng sự can thiệp của chính phủ có thể thành công khi doanh nghiệp tư nhân thất bại và tái công nghiệp hóa các vùng trung tâm của nước Mỹ.

Tuy nhiên, hậu quả trước mắt là tạo ra một vòng xoáy nguy hiểm dẫn đến chủ nghĩa bảo hộ gia tăng trên toàn thế giới. Nếu xây dựng một nhà máy sản xuất chip ở Ấn Độ thì chính phủ sẽ giảm một nửa chi phí; nếu xây dựng một nhà máy ở Hàn Quốc thì có thể tận dụng các khoản giảm thuế hào phóng. Năm ngoái, gần 1/3 các giao dịch kinh doanh xuyên biên giới đã thu hút sự chú ý của các quan chức châu Âu. Tuy nhiên, những điều này có thể ngày càng ít xuất hiện hơn khi chủ nghĩa bảo hộ gia tăng.

Xung đột kinh tế với Trung Quốc ngày càng khó tránh khỏi khi Bắc Kinh hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu vào đầu thế kỷ này, với nhiều người ở phương Tây đã dự đoán rằng Trung Quốc sẽ trở nên cởi mở hơn. Ngày nay, chính quyền Tổng thống Biden lo ngại về nguy cơ phụ thuộc vào Trung Quốc về pin giống như cách châu Âu phụ thuộc vào khí đốt của Nga vào thời điểm trước khi xung đột giữa Nga và Ukraine leo thang.

Các quan chức Mỹ đều lo lắng rằng, việc Mỹ mất đi vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất chip tiên tiến vào tay Đài Loan (Trung Quốc) sẽ làm suy yếu khả năng phát triển trí tuệ nhân tạo của nước này, vì các quân đội trong tương lai sẽ dựa vào đó để hoạch định chiến lược và dẫn đường cho tên lửa.

Nếu chính sách zero-sum được xem là thành công, thì việc từ bỏ chính sách đó sẽ chỉ trở nên khó khăn hơn. Trên thực tế, ngay cả khi tái thiết ngành công nghiệp Mỹ, tác động tổng thể có nhiều khả năng gây hại hơn bằng cách làm xói mòn an ninh toàn cầu, kìm hãm tăng trưởng và tăng chi phí cho quá trình chuyển đổi xanh.

Một vấn đề khác là sự bất mãn của các quốc gia đồng minh tiềm năng. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ nhận ra rằng lợi ích của nước này nằm ở việc ủng hộ sự cởi mở trong thương mại toàn cầu. Kết quả là họ theo đuổi toàn cầu hóa và đến năm 1960, Mỹ chiếm gần 40% GDP toàn cầu bằng đô la.

Ngày nay, tỷ trọng GDP của Mỹ đã giảm xuống còn 25% và nước Mỹ cần bạn bè hơn bao giờ hết. Lệnh cấm xuất khẩu sang các nhà sản xuất chip của Trung Quốc sẽ chỉ có tác dụng nếu công ty ASML của Hà Lan và Tokyo Electron của Nhật Bản cũng từ chối cung cấp thiết bị cho Trung Quốc. Chuỗi cung ứng pin cũng sẽ an toàn hơn nếu thế giới dân chủ hoạt động như một khối. Tuy nhiên, chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ đang khiến các đồng minh ở châu Âu và châu Á khó chịu.

Mỹ cũng phải lôi kéo các cường quốc mới nổi. Goldman Sachs dự đoán đến năm 2050, Ấn Độ và Indonesia sẽ là nền kinh tế lớn thứ ba và thứ tư thế giới. Cả hai đều là nền dân chủ nhưng không phải là bạn thân của Mỹ. Đến năm 2075, Nigeria và Pakistan cũng sẽ giành được ảnh hưởng kinh tế. Nếu Mỹ yêu cầu các quốc gia khác đóng băng Trung Quốc mà không cung cấp đủ khả năng tiếp cận thị trường của chính họ thì nước này sẽ bị các cường quốc đang trỗi dậy từ chối.

Lo lắng cuối cùng là xung đột kinh tế càng gia tăng thì càng khó giải quyết các vấn đề đòi hỏi sự hợp tác toàn cầu. Mặc dù chạy đua để bảo đảm công nghệ xanh, các quốc gia đang tranh cãi về cách giúp các nền kinh tế nghèo hơn khử cacbon. Nếu các quốc gia không thể hợp tác để giải quyết một số vấn đề, thì những vấn đề này sẽ trở nên không thể khắc phục được và thế giới sẽ phải gánh chịu hậu quả tương ứng.

Không ai mong đợi nước Mỹ quay trở lại những năm 1990. Việc tìm cách duy trì ưu thế quân sự và tránh sự phụ thuộc vào Trung Quốc đối với các đầu vào kinh tế quan trọng là điều đúng đắn. Tuy nhiên, điều này làm cho các hình thức hội nhập toàn cầu khác trở nên cần thiết hơn. Họ nên tìm kiếm sự hợp tác sâu sắc nhất có thể giữa các quốc gia, dựa trên các giá trị tương ứng. Ngày nay, điều này có thể đòi hỏi một số hiệp định chồng chéo và các giao dịch đặc biệt. Chẳng hạn, Mỹ nên tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), một hiệp định thương mại dựa trên một thỏa thuận trước đó mà Mỹ đã giúp soạn thảo nhưng sau đó bị hủy bỏ.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
12 Yêu thích
2 Bình luận 9 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại