menu
Từ bong bóng livestream Trung Quốc đến kẹo “kera”, bài học cho KOLs Việt Nam
copy link
Quỳnh Trang
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Từ bong bóng livestream Trung Quốc đến kẹo “kera”, bài học cho KOLs Việt Nam

​​​​​​​Từ các ngôi sao giải trí đến chủ shop nhỏ lẻ, từ nông dân cho đến nhân viên văn phòng, ai cũng muốn chen chân vào đường đua livestream

Thị trường livestream bán hàng đang đối diện với nhiều khó khăn như suy thoái kinh tế, tình trạng quảng cáo sai sự thật, hàng giả và hàng kém chất lượng đổi trả gian nan, thậm chí là hành vi trốn thuế thu lợi bất chính. Đáng nói hơn, tình hình đó cũng đang dần hiện hữu tại thị trường Việt Nam.

Trong 5 năm qua, livestream bán hàng phát triển, nhất là sau dịch Covid-19. Tại Trung Quốc, hoạt động livestream bán hàng bùng nổ nhanh, với hơn 15 triệu người tham gia, quy mô lên tới gần 700 tỷ USD/năm.

Dẫm lên vết xe đổ ?

Theo tìm hiểu của Viện Nghiên cứu thị trường IMRIC- Bộ Khoa học và Công nghệ: Thu nhập của các streamer Trung Quốc đã giảm đáng kể, Chính phủ Trung Quốc đã siết chặt quản lý và đưa ra nhiều quy định mới để kiểm soát chất lượng và trật tự trong lĩnh vực này. 

Tiến sỹ Hồ Minh Sơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường IMRIC nhận định: Hoạt động livestream bán hàng tại Việt Nam đang phát triển nhanh chóng trên các nền tảng Facebook, TikTok và Shop Live,… nhưng cũng đối mặt với nhiều thách thức như nội dung nhàm chán, thông tin sai lệch và sự bão hòa của thị trường.

“Hàng nghìn livestream mỗi ngày nhưng không phải ai cũng bán được hàng. Tình trạng nói khản cả cổ không bán nổi một sản phẩm cũng không còn xa lạ tại thị trường Việt Nam. Theo đó người bán cần có chiến lược nội dung bài bản, sản phẩm chất lượng và kỹ năng tương tác… Bên cạnh đó, cần sự điều tiết của các cơ quan quản lý để ngăn chặn những mô hình đào tạo trá hình, tạo một môi trường giao dịch online minh bạch và lành mạnh”, Tiến sỹ Hồ Minh Sơn nói

Tiến sỹ Hồ Minh Sơn cũng cho rằng, trong bối cảnh kinh tế đang chịu nhiều áp lực về địa chính trị… nếu không thay đổi kịp thời thì thị trường livestream bán hàng tại Việt Nam có thể rơi vào vết xe đổ như Trung Quốc. Viễn cảnh Việt Nam bước vào giai đoạn vật lộn để duy trì lòng tin của người tiêu dùng đang chực chờ.

Yếu pháp lý, dễ bị chế tài

Thực tế tại Việt Nam, thời gian qua từ các ngôi sao giải trí đến chủ shop nhỏ lẻ, từ nông dân cho đến nhân viên văn phòng, ai cũng muốn chen chân vào đường đua livestream. Vì phương thức tiếp thị này vừa tiện lợi, ít chi phí vừa giúp sản phẩm tiếp cận trực tiếp người tiêu dùng.

Tuy nhiên, Luật sư Lê Ngọc Luân, Giám đốc điều hành Công ty Luật Goldkey Law Firm cho rằng: ở góc độ pháp lý người bán hàng, quảng cáo sản phẩm, cung cấp dịch vụ hầu như chưa được đào tạo bài bản, chưa nắm rõ các quy định, dẫn đến vi phạm pháp luật. Chính điều này, dù vô ý hoặc cố ý, thì người tiêu dùng luôn là đối tượng bị ảnh hưởng tiêu cực khi họ không thể đánh giá được tính chính xác và mức độ tuân thủ pháp luật của những thông tin quảng cáo từ "người có ảnh hưởng" trên mạng xã hội.

Để giải quyết vấn đề này, cần thiết có một số giải pháp như: Đảm bảo an toàn pháp lý cho người quảng cáo, bán hàng trên mạng xã hội, thông qua việc nắm rõ các quy định pháp luật liên quan. Trong đó có việc tuân thủ các quy định pháp luật về quảng cáo, như Luật Quảng cáo năm 2012 để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Luật sư Lê Ngọc Luân cũng lưu ý về các hành vi bị cấm trong livestream quảng cáo, như sử dụng các cụm từ "duy nhất", “tốt nhất” "số một", "đặc biệt" mà không có căn cứ pháp lý. Tránh tình trạng quảng cáo gián tiếp nhằm mục đích sinh lợi, mặc dù không có mục đích sinh lợi trực tiếp, vì đây cũng được coi là hoạt động quảng cáo.

“Có những trường hợp bán hàng đưa ra thông tin sai lệch đủ yếu tố cấu thành tội phạm hình sự mới khởi tố hình sự. Cũng có nhiều trường hợp thực hiện hành vi này không bị chế tài nhưng bị một hậu quả mà tôi cho rằng có khi nặng nề hơn mức xử phạt đó là về mặt đạo đức, chịu sự tẩy chay của người tiêu dùng, của toàn xã hội. Tôi cho rằng những KOLs/ KOC/Influencers tham gia lĩnh vực này phải hết sức lưu ý”, Luật sư Lê Ngọc Luân thông tin.

Trao đổi thêm về vấn đề này, Luật sư Võ Thị Anh Loan, Đoàn Luật sư TPHCM cho rằng: KOLs/KOC/Influencers cần phải có tư vấn pháp lý trước khi thực hiện. Tuy nhiên thường chỉ tìm đến luật sư khi đã xảy ra sự cố hoặc tranh chấp. Điều này dẫn đến nhiều rủi ro và hậu quả nghiêm trọng.

Trước khi làm cần lưu ý các quy định pháp luật liên quan, bao gồm: Các tiêu chuẩn, điều kiện pháp lý đối với sản phẩm, dịch vụ; Trách nhiệm, nghĩa vụ pháp lý đối với người tiêu dùng, nhà cung cấp, cơ quan quản lý; Các quy định về thuế, tài chính liên quan đến hoạt động kinh doanh, thu lợi nhuận.

Luật sư Võ Thị Anh Loan nêu dẫn chứng, nhiều quốc gia đã có những quy định rõ ràng đối với hoạt động quảng cáo, truyền thông trên mạng xã hội, đặc biệt là về vấn đề công khai thông tin tài chính, tuân thủ các tiêu chuẩn quảng cáo.

Tuy nhiên tại Việt Nam vẫn chưa có những quy định chung và cụ thể để quản lý hoạt động này. Do đó chưa có biện pháp xử lý triệt để các trường hợp vi phạm. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều người nổi tiếng quảng bá sản phẩm mà không cần quan tâm đến chất lượng, tiêu chuẩn của sản phẩm.

Thực tế quản lý vấn đề này còn nhiều vấn đề chưa rõ ràng, đây là ngành nghề mới. Sự “bấp bênh” này từ người cung cấp dịch vụ quảng cáo bán hàng trên mạng xã hội, nhà cung cấp sản phẩm cho đến cơ quan quản lý chứ không riêng gì KOLs/KOC/Influencers. Chính vì vậy trước khi làm các bạn cần có sự tư vấn pháp lý ngay từ ban đầu nhất là những thông tin liên quan đến sự ảnh hưởng tiêu dùng của số đông.   

Từ bong bóng livestream ở Trung Quốc đến vụ kẹo “kera” ở Việt Nam, một số chuyên gia khác cho rằng, để hoạt động livestream bán hàng hiệu quả và có niềm tin từ người tiêu dùng, không chỉ KOLs/KOC/Influencers mà chính các thành viên trong chuỗi mắt xích tổ chức livestream cần thiết phải được tư vấn pháp lý để hoạt động đúng pháp luật.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Ảnh đại diện


Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả
Chia sẻ