menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Nguyễn Phong

TS. Nguyễn Trí Hiếu: Các đại gia bất động sản đang có quyền lực mềm rất lớn trong nền kinh tế

Từ vụ việc của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), chuyên gia cho rằng đây là điều rất đáng lo ngại trong hệ thống tín dụng.

TS. Nguyễn Trí Hiếu: Các đại gia bất động sản đang có quyền lực mềm rất lớn trong nền kinh tế

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh chấm tình trạng cho vay tập trung vào một số doanh nghiệp, dự án thuộc hệ sinh thái, hoặc thuộc sân sau của tập đoàn dễ làm mất an toàn và lành mạnh của ngân hàng. (Ảnh: Int)

Sau vụ án của bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát liên quan đến SCB, theo đánh giá của TS. Nguyễn Trí Hiếu đây là vụ án vô tiền khoáng hậu, quy mô của vụ án này tổn thất thiệt hại vô cùng lớn, kéo dài trong một thời gian dài.

Kết luận của cơ quan điều tra cho thấy, bà Trương Mỹ Lan chi phối trên 90% cổ phần của SCB, từ đó đã sử dụng SCB làm công cụ huy động vốn cho Vạn Thịnh Phát (VTP).

TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, VTP đã dùng nhiều phương pháp huy động vốn, một trong các cách đó là phát hành TPDN của các công ty con thông qua SCB. Họ được sự tiếp tay của SCB và SCB đã dùng cả một hệ thống phân phối trái phiếu cho VTP.

Nhiều nhà đầu tư đã nhận được thông tin sai lệch vì cho rằng SCB là ngân hàng bảo lãnh cho VTP, vì thực chất SCB chỉ là bảo lãnh phân phối chứ không bảo lãnh thanh toán. Với những thông tin sai lệch đó, trái phiếu của VTP trở nên hấp dẫn, lãi suất hấp dẫn, đẩy nhà đầu tư vào các quyết định sai lầm.

Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khoá XV, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết: những nội dung đặt ra trong yêu cầu về tái cơ cấu, xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém là chấm dứt sở hữu chéo giữa các ngân hàng chứ không phải nói hạn chế.

"Nghị quyết của Trung ương lần này nói là chấm dứt sở hữu chéo giữa các ngân hàng, mạnh như thế chứ không phải nói hạn chế nữa đâu", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ mới đây, người đứng đầu Chính phủ cũng nhấn mạnh chấm dứt tình trạng cho vay tập trung vào một số doanh nghiệp, dự án thuộc hệ sinh thái, hoặc thuộc sân sau của tập đoàn dễ làm mất an toàn và lành mạnh của ngân hàng.

Bình luận vấn đề này, theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, đây là điều rất đáng lo ngại, bởi nhiều trường hợp các công ty đến vay ngân hàng TMCP và thế chấp tài sản của họ cho ngân hàng đó. Mặc dù mặc dù tín dụng của các công ty thuộc hệ sinh thái dưới chuẩn, hoặc các dự án không chứng minh được khả năng trả nợ, nhưng vẫn được phê duyệt.

Đặc biệt, khi ngân hàng có sở hữu khống chế bởi các cá nhân, mà những cá nhân đó là người chi phối, họ có quyền quản trị tối cao ở ngân hàng, họ đã phê duyệt dự án của chính họ được vay, mặc dù dự án đó không đáp ứng được khả năng trả nợ. “Đây là một hiện tượng rất đáng lo ngại”, TS Hiếu nói.

TS. Nguyễn Trí Hiếu còn cho rằng; "Vụ việc SCB xảy ra chứng tỏ các đại gia BĐS đang có quyền lực mềm rất lớn trong nền kinh tế".

Về trường hợp khi một ngân hàng TMCP yếu kém bị phá sản, làm thế nào để có thể trả lại tiền cho người gửi? TS. Hiếu cho biết, nếu một ngân hàng bị phá sản, trong trường hợp NHNN không “cứu”, thì trước hết khách hàng gửi tiền trông cậy vào cơ quan bảo hiểm tiền gửi quốc gia, nhưng chỉ có giới hạn.

Số tiền của người gửi trên giới hạn đó thì người gửi phải đợi ngân hàng có tiếp tục hoạt động hay sẽ làm thủ tục phá sản.

Trường hợp ngân hàng TMCP làm thủ tục phá sản sẽ phải có người quản lý chịu trách nhiệm quản lý tài sản của ngân hàng để trả nợ cho khách hàng. Điều này phải qua thủ tục phá sản để có thể nhận được tiền về. Việc chi trả sẽ theo thứ tự ưu tiên như trong Luật Phá sản: Chính phủ, người lao động, chủ nợ thế chấp, chủ nợ tín chấp… và cuối cùng số tiền còn lại cổ đông mới được chi trả.

Cũng theo TS. Hiếu, một trong những nội dung của Luật Tổ chức tín dụng (sửa đổi) có nói đến vấn đề chuyển giao bắt buộc nhưng cho phép ngân hàng mẹ không hạch toán lỗ - lãi của ngân hàng bị chuyển giao. Tức là trong bản báo cáo hợp nhất không hợp nhất tài sản nợ - có vào bản kế toán hợp nhất của ngân hàng mẹ.

“Nếu làm như thế thì trách nhiệm của ngân hàng lớn mua lại đối với ngân hàng bị thua lỗ sẽ như thế nào, hoạt động dưới hình thức gì”, TS. Hiếu đặt vấn đề. Có thể trên giấy tờ sở hữu 100% vốn của ngân hàng bị thua lỗ, nhưng thực tế theo Luật Tổ chức Tín dụng (sửa đổi) này thì bỏ ngân hàng yếu kém ra một bên. Không hạch toán tài sản của ngân hàng yếu kém, không hạch toán lỗ – lãi vào công ty mẹ.

“Theo thông lệ, khi đã sáp nhập ngân hàng yếu kém và ngân hàng mẹ nhận chuyển giao thì phải theo nguyên tắc kế toán quốc tế, vì sở hữu 100% thì tất cả tài sản, nợ, cũng như trách nhiệm trả nợ cho công ty con mang vào báo cáo hợp nhất”, TS. Hiếu nhấn mạnh.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
11 Yêu thích
1 Bình luận 19 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại