menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Nguyễn Thanh Nga

Trung Quốc lập cơ quan hợp tác phát triển chip với các hãng nước ngoài

Trung Quốc có kế hoạch thành lập cơ quan phối hợp giữa các hãng chip trong nước và các “đại gia” của thế giới như Intel để xây dựng các trung tâm phần mềm, nguyên liệu và thiết bị sản xuất chip.

Đề xuất được đưa ra trong bối cảnh Bắc Kinh đang gấp rút xây dựng chuỗi cung ứng chất bán dẫn nội địa nhằm tránh các lệnh trừng phạt của Mỹ. Tuy nhiên, theo Nikkei Asia, chính phủ các nước có thể sẽ cảnh giác với nỗ lực này vì lo ngại rằng công nghệ nhạy cảm sẽ được chuyển giao cho Trung Quốc.

Ưu tiên của sáng kiến “Trung Quốc tự sản xuất 2025”

“Ủy ban công tác chất bán dẫn xuyên biên giới” của Trung Quốc sẽ ra mắt trong nửa đầu năm nay và đặt dưới sự giám sát trực tiếp của Bộ Thương mại và sự hỗ trợ của Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin. Một phòng thí nghiệm tại Đại học Thanh Hoa, trường cũ nơi Chủ tịch Tập Cận Bình theo học ngành bán dẫn, sẽ điều phối các hoạt động của ủy ban mới.

Vai trò của ủy ban sẽ là tăng cường hợp tác giữa ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc và nước ngoài và đạt mục tiêu xây dựng chuỗi cung ứng chip độc lập. Các nhà quan sát nói ủy ban được thiết kế nhằm tiếp thu các công nghệ bán dẫn tiên tiến từ Mỹ, châu Âu và Nhật Bản…

Ủy ban sẽ khuyến khích sự hợp tác giữa các công ty và cơ sở nghiên cứu nước ngoài và Trung Quốc. Cơ quan này cũng sẽ mời các hãng nước ngoài thiết lập cơ sở phát triển hoặc sản xuất bằng cách làm việc với chính quyền địa phương và cung cấp vốn. Ủy ban cũng có thể hỗ trợ tài chính cho các công ty Trung Quốc đang tìm cách mua lại các hãng chip nước ngoài.

Theo các tài liệu mà Nikkei Asia thu thập, trong số các hãng được nhắm đến có Intel và Advanced Micro Devices (AMD) của Mỹ, cũng như Infineon Technologies của Đức. Ngoài ra, còn có tập đoàn công nghệ ASML, một nhà sản xuất thiết bị sản xuất chất bán dẫn hàng đầu của Hà Lan.

Trung Quốc hiện chiếm khoảng 1/4 nhu cầu toàn cầu về chất bán dẫn. Nước này chiếm tới 26% doanh số bán hàng của Intel, và cũng là khách hàng lớn của AMD.

“Đối với nhiều hãng chip, Trung Quốc là một trong những thị trường tăng trưởng lớn nhất về doanh số. Vì thế, các hãng không thể phớt lờ yêu cầu của chính phủ Trung Quốc”, giám đốc điều hành của chi nhánh Trung Quốc thuộc một hãng chip nước ngoài nhận xét.

Các công ty hàng đầu của Trung Quốc cũng sẽ tham gia đề án này. Các ứng cử viên bao gồm: SMIC – chuyên gia công chip theo hợp đồng, Advanced Micro-Fabrication Equipment chuyên sản xuất thiết bị bán dẫn và hãng smartphone Xiaomi mới gia nhập ngành bán dẫn. Các quỹ đầu tư liên quan đến chip cũng sẽ tham gia.

Ngoài Đại học Thanh Hoa, Đại học Bắc Kinh, Học viện Khoa học Trung Quốc và các cơ quan, viện nghiên cứu trực thuộc chính phủ cũng tham gia. Trung Quốc đặt mục tiêu thúc đẩy nguồn nhân lực và phát triển công nghệ bằng cách tăng cường hợp tác giữa ngành công nghiệp, chính phủ và giới học thuật – một nỗ lực sẽ bao gồm các công ty ở nước ngoài.

Bắc Kinh đã ưu tiên chọn chất bán dẫn trong sáng kiến ​​”Trung Quốc tự sản xuất 2025″ được công bố vào năm 2015. Thông qua các quỹ đầu tư do chính phủ hậu thuẫn với nguồn quỹ dồi dào đến 20 tỉ đô la dành riêng cho ngành chip, Trung Quốc đã thành công tạo dựng các tên tuổi như Yangtze Memory Technologies – hãng chuyên sản xuất bộ nhớ flash NAND. Tuy nhiên, theo hãng nghiên cứu IC Insights của Mỹ, tỷ lệ tự cung cấp chất bán dẫn của Trung Quốc vào năm 2020 giảm còn 16%. Ngay cả ước tính của riêng Trung Quốc cũng cho thấy con số này chỉ khoảng 30%.

Các quỹ do chính phủ hậu thuẫn đang có kế hoạch đầu tư xây dựng các nhà máy mới cho SMIC, đổ tiền vào vật liệu và thiết bị sản xuất chip để củng cố chuỗi cung ứng chip riêng cho Trung Quốc.

Giấc mơ tự chủ gặp trở ngại

Do thua kém và thiếu công nghệ tiên tiến so với phương Tây, nền tảng hợp tác quốc tế mới cần nhiều thời gian để bắt kịp phương Tây nếu ủy ban công tác thành công.

Nhưng giấc mơ của Trung Quốc có thể gặp nhiều trở ngại. Các quốc gia trên thế giới đang dành nhiều khoản trợ cấp tài chính và các ưu đãi khác để thu hút các nhà máy và trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) để phát triển ngành chip. Ngoài ra, việc chuyển giao công nghệ chip tiên tiến đang trở thành một vấn đề ngày càng nhạy cảm bởi liên quan đến an ninh quốc gia.

Washington đã hạn chế các hãng Mỹ cung cấp chip cho tập đoàn Huawei Technologies của Trung Quốc. Ngoài ra, SMIC không được phép tiếp cận các thiết bị sản xuất xuất khẩu sử dụng công nghệ tiên tiến nhất. Đây là những biện pháp mà Mỹ cố gắng khống chế và kềm hãm sự phát triển của công nghệ ở Trung Quốc. Có thể, Washington sẽ yêu cầu hay gây sức ép với các hãng nước ngoài không tham gia vào cơ chế hợp tác mới mà Trung Quốc đề xướng, hoặc có thể tham gia bất cứ hình thức nào có thể dẫn đến việc buộc phải chuyển giao công nghệ theo yêu cầu của Trung Quốc.

“Chúng tôi đặt mục tiêu là mở rộng việc kinh doanh của chúng tôi ở Trung Quốc đến một chừng nào đó mà không vi phạm quy định của Mỹ và các nước khác”, đại diện một hãng chip nước ngoài nói.

Nhưng rõ rằng, chắc chắn sẽ xảy ra tình huống là các hãng chip sẽ bị kẹt giữa một bên là yêu cầu của Bắc Kinh và một bên là bảo mật công nghệ.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại