Trung Quốc đưa ra nhiều chính sách nhằm ngăn chặn khủng hoảng bất động sản
Trong tháng 9/2024, Trung Quốc đưa ra một loạt các chính sách tiền tệ mạnh tay nhằm khôi phục thị trường bất động sản, các chính sách bao gồm:
- Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (DTBB) 50 điểm cơ bản (mức thấp nhất kể từ năm 2007) ~ 1 ngàn tỷ CNY (142 tỷ USD) thanh khoản cho ngân hàng.
- Giảm lãi suất cho vay 0.5%~ tiết kiệm 150 tỷ CNY (21 tỷ USD) chi phí lãi vay cho các hộ gia đình.
- Cung cấp 800 tỷ CNY (113 tỷ USD) thanh khoản cho thị trường chứng khoán.
- Dự báo: Phát hành 2 ngàn tỷ CNY (284 tỷ USD) TPCP (theo kỳ vọng của thị trường) để kích thích tiêu dùng (tiền mặt) và hỗ trợ các chính quyền địa phương.
- Tổng gói kích thích có thể lên tới 560 tỷ USD cho Trung Quốc ( ~3% GDP 18 ngàn tỷ USD của Trung Quốc).
Các chính sách liên quan đến bất động sản của Trung Quốc kỳ vọng tập trung vào việc ngăn chặn một cuộc khủng hoảng tài chính quy mô lớn, hơn là khôi phục lĩnh vực bất động sản theo mẫu hình chữ V. Trước đây, giá bất động sản không được phép giảm, vì ổn định giá cả là mục tiêu của chính quyền địa phương, nhằm tránh tình trạng bất ổn xã hội và hệ thống ngân hàng. Nhưng từ năm 2024, ngày càng nhiều chính quyền địa phương cho phép giá cả giảm.
Ví dụ, giá bất động sản ở Bắc Kinh đã giảm 25% kể từ đỉnh năm 2021. Trên toàn quốc, mức giảm trung bình ước tính khoảng 30% hoặc hơn. Số liệu này được cho rằng phản ánh đúng hơn tình trạng thực tế của thị trường bất động sản ở các thành phố lớn, hơn là mức giảm được công bố chỉ khoảng 8%
Vấn đề chính là, nhu cầu vay mua nhà từ người dân và chính quyền địa phương vẫn chưa thực sự phục hồi. Doanh số bán hàng của 100 nhà phát triển hàng đầu đã giảm 27% tính đến tháng 8/2024. Chính phủ đã triển khai một chương trình để các chính quyền địa phương mua lại hàng tồn kho để sử dụng làm nhà ở giá rẻ, nhưng chi phí tài chính chưa đủ thấp và các nhà phát triển không muốn bán với mức giá đưa ra. Thêm vào đó, nhu cầu bất động từ người dân cần được thúc đẩy. Điều này đòi hỏi sự khôi phục niềm tin của người dân về triển vọng thu nhập trong tương lai.
Khôi phục niềm tin người dân, Trung Quốc hiện được cho rằng đang gặp phải 2 trở ngại lớn. (1) Tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ ở mức cao, khoảng 21%. Tỷ lệ thất nghiệp, đặc biệt trong giới trẻ, ở mức cao làm giảm kỳ vọng về tăng trưởng thu nhập trong tương lai; người tiêu dùng sẽ có xu hướng giảm chi tiêu ở hiện tại, và từ đó giảm mạnh nhu cầu tiêu dùng trong ngắn hạn. (2) Chiến tranh thương mại với Mỹ. Cuộc bầu cử của Mỹ sẽ diễn ra vào đầu tháng 11/2024. Dù đảng Cộng Hòa hay đảng Dân chủ lên cầm quyền trong 4 năm tới, một điểm đồng thuận của cả 2 đảng là tăng cường đánh thuế với hàng hóa của Trung Quốc.
Với công suất sản xuất lớn, dồn tích trong vài thập kỳ gần đây, hàng hóa Trung Quốc được cho rằng càng khó tiêu thụ. Do đó, mức tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này trong những năm tới sẽ không còn cao như những năm trong quá khứ.
Vì vậy, thời gian tới, những chính sách tiền tệ, tài chính, vốn chỉ đang tập trung tác động vào nguồn cung của thị trường bất động sản, sẽ là chưa đủ để giúp thị trường bất động hồi phục một cách bền vững. Những chính sách tác động tới nguồn cầu, trong đó gồm nguồn cầu từ chính quyền địa phương và cầu từ người tiêu dùng cuối cùng sẽ rất cần thiết.
Các nước phương Tây, như Mỹ, EU, trong thời kỳ khó khăn dùng các chính sách tài khóa mạnh tay, như trực tiếp phát tiền cho người dân, tăng nhu cầu tiêu dùng. Gần đây, chính phủ Thái Lan cũng áp dùng phương pháp này để thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế. Trung Quốc chưa có kinh nghiệm sử dụng những chính sách giống như vây. Tuy vậy, có thể kỳ vọng những chính sách tài khóa tác động thẳng tới “túi tiền” của người dân (ví dụ như giảm thuế, giảm học phí,…) hơn là chỉ tập trung phát triển cơ sở hạ tầng.
Ngày 12/10/2024, Bộ trưởng tài chính Trung Quốc thông báo nước này sẽ phát hành trái phiếu đặc biệt trị giá 2,300 tỷ Nhân dân tệ , tương đương khoảng 325.5 tỷ USD, trong vòng 3 tháng tới nhằm kích thích nền kinh tế. Đồng thời, ông này cũng cho tiết nước này sẽ triển khai các công cụ chính sách khác, bao gồm chính sách thuế và các "quỹ đặc biệt" để vực dậy lĩnh vực này.
Tóm lại, các chính sách mà Trung Quốc gần đây đưa ra được coi là chưa từng có. Tuy vậy, đây là những bước đi giúp cho thị trường bất động sản “ngừng rơi” và ổn định. Sự hồi phục cần thêm nhiều thời gian, đặc biệt là niềm tin người tiêu dùng.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận