Trong cơn bĩ cực thì đã có điểm sáng mở ra
Khi áp lực lạm phát đã không còn quá căng thẳng thì các chính sách điều hành trong lĩnh vực phân phối xăng dầu sẽ được nới lỏng hơn. Cụ thể là cũng trong cuối năm 2022, Bộ Tài chính đã có công văn gửi Bộ Công Thương về việc điều chỉnh chi phí định mức để tính giá cơ sở xăng dầu.
• Cơ quan quản lý điều chỉnh tăng chi phí định mức đối với mặt hàng xăng RON92/RON95 thêm 350 đồng/lít lên tương ứng là 1.320 đồng/1.340 đồng/lít (+36%/35% so với trước đó) kể từ tháng 10. • Đối với nguồn xăng dầu nhập khẩu, chi phí vận chuyển xăng dầu từ nước ngoài về cảng Việt Nam (cấu thành giá CIF trong giá cơ sở xăng dầu) cũng được điều chỉnh tăng kể từ ngày 11/11.
Những thay đổi này sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận trên từng lít xăng dầu mà PLX phân phối. Nên không bàn đến giá xăng dầu tăng giảm như thế nào trong tương lai gần, lợi nhuận các năm tới của PLX sẽ hồi phục rất mạnh so với thấp điểm 2022.
Trong năm 2022, do chính sách điều hành chặt chẽ, giá bán và sản lượng tốt cũng không thể khiến PLX quay trợ lại mốc normalized earning. Tuy nhiên, sự thay đổi về chính sách như đã đề cập bên trên đóng vai trò là điểm uốn trọng yếu (turning point), kết thúc giai đoạn lợi nhuận bị kìm hãm bởi yếu tố khách quan bất lợi và yếu tố chủ quan từ chính sách, sang một giai đoạn trở về với điều kiện kinh doanh bình thường như 5 năm trước đây.
Giá cổ phiếu PLX cũng đã phục hồi 70% từ đáy tháng 11/2022 (thời điểm ra chính sách mới), cho thấy tín hiệu tích cực là thị trường bắt đầu nhìn nhận lại mức lợi nhuận hợp lý mà mô hình kinh doanh của PLX xứng đáng tạo ra hàng năm.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận