Top 10 sự kiện ảnh hưởng đến TTCK Việt Năm năm 2023
Vậy là còn 3 ngày nữa là kết thúc năm 2023 rồi, chuẩn bị đón năm mới 2024 đem theo nhiều cơ hội và kì vọng. Có thể nói 2023 là một năm khá “khoai” đấy chứ, chúng ta có 5 tháng lên 200 điểm và rồi mất hết chỉ trong vỏn vẹn trong đúng 2 tháng. Vậy thì hôm nay chúng ta cùng nhau ngồi đây, nhìn nhận, xem xét lại xem năm cũ đã để lại cho chúng ta những điều gì, những bài hoc gì nhé. Mình có chấm lại 10 sự kiện nổi bật trong cả năm vừa rồi, còn đợi chờ gì nữa, vào thôi anh em!
- Nửa đầu năm 2023 kinh tế Việt Nam đối mặt nhiều khó khăn, tăng trưởng GDP quý I chỉ đạt 3,32%, gần thấp nhất trong 13 năm trở lại đây. Kinh tế các quốc gia là đối tác thương mại chính của VN gặp khó khăn khiến đơn hàng sụt giảm mạnh, xuất khẩu – động lực tăng trưởng chính nhiều năm qua cũng lần đầu tăng trưởng âm.
- Từ quý III nền kinh tế bắt đầu có tín hiệu phục hồi tuy nhiên vẫn ở tốc độ chậm. Sản xuất công nghiệp hồi phục nhờ mức nền thấp. Xuất khẩu đã tăng trưởng dương trở lại tuy nhiên tốc độ vẫn chậm ở một số ngành trọng yếu. Đáng chú ý, PMI vẫn chưa thể vượt lên trên ngưỡng 50 điểm.
- Theo báo cáo của Chính phủ, tăng trưởng GDP năm nay chỉ tăng trên 5%, thấp hơn mức được Quốc hội giao, do nền kinh tế chịu tác động kép chưa từng có.
- Tháng 8/2023, VinFast chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán Nasdaq tại Mỹ. Sau hai lần lỡ hẹn vì tiêu chuẩn sổ sách và thời điểm IPO không thuận lợi, cuối cùng dưới sự hậu thuẫn về tài chính của tỷ phú Phạm Nhật Vượng cùng tập đoàn Vingroup, VinFast đã chính thức trở thành hãng xe điện toàn cầu và mở ra cánh cửa huy động vốn ngoại khổng lồ.
- Đây cũng chính là cú bùng nổ khá mạnh ảnh hưởng không chỉ đến thế giới mà còn để thị trường chứng khoám Việt Nam, đặc biệt là dòng họ nhà VIC
- Kể từ cuối năm 2022 đến nay, Chính phủ và các bộ ngành đã vào cuộc quyết liệt nhằm khôi phục thị trường bất động sản. Rất nhiều chính sách tích cực đã được ban hành như Nghị định 08 và Dự thảo Thông tư 16 (sửa đổi) gỡ khó cho thị trường trái phiếu; Nghị quyết 33 thúc đẩy thị trường bất động sản lành mạnh, bền vững; Nghị định 10 về hướng dẫn thi hành Luật đất đai, tháo gỡ cho bất động sản nghỉ dưỡng…
- Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước đã kịp thời ban hành Thông tư 02 về cơ cấu lại nợ và Thông tư 03 cho phép nới một số điều kiện đầu tư, cho vay, mua lại trái phiếu doanh nghiệp.
- Xu hướng rút ròng bắt đầu từ tháng 4 và gia tăng dần về cuối năm với tổng giá trị gần 28.400 tỷ đồng tính đến ngày 18/12. Lũy kế kể từ đầu năm, khối ngoại bán ròng gần 21.400 tỷ đồng trên toàn thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Mình cũng có 1 bài viết riêng về khối ngoại, anh em có thể đọc tham khảo để tìm hiểu lí do vì sao họ bán mạnh như vậy nhé
- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giải ngân vào Việt Nam cao kỷ lục là một điểm sáng trong bức tranh ảm đạm của nền kinh tế năm 2023. Trong đó, FDI chảy vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng 82,3%.
- Dòng vốn giải ngân FDI cùng với vốn đầu tư công ở mức cao phần nào bù đắp sự thiếu hụt của vốn đầu tư tư nhân trong giai đoạn cần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Và Quang cho rằng năm sau thì nguồn vốn FDI vẫn sẽ là động lực cho sự phục hồi kinh tế ở VN.
- Trong bối cảnh các động lực tăng trưởng xuất khẩu, tiêu dùng gặp khó khăn, đầu tư công có ý nghĩa quan trọng, là lĩnh vực có thể chủ động thúc đẩy để tháo gỡ khó khăn.
- Năm nay, kế hoạch vốn ngân sách được Quốc hội giao gần 711.700 tỷ đồng, là con số kỷ lục từ trước đến nay. Ngay từ đầu năm Thủ tướng nêu mục tiêu giải ngân ít nhất 95% kế hoạch vốn.
- Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch & Đầu tư, vốn giải ngân đến hết tháng 11 là gần 461.000 tỷ đồng, tức hơn 65% kế hoạch Thủ tướng giao.
- Với khả năng có thể giải ngân ít nhất 95% vốn đầu tư công năm 2023 (khoảng hơn 676.000 tỷ đồng), năm nay sẽ là năm giải ngân đầu tư công cao nhất từ trước đến nay.
- Cán cân thương mại nghiêng về xuất siêu ước đạt 30 tỷ USD, gấp gần 3 lần 2022. Đây là năm thứ 8 liên tiếp, Việt Nam xuất siêu.
- Giải mã về con số xuất siêu kỷ lục này thì có lẽ 1 số a.c NĐT cũng đã nắm bắt đc rồi. Trong bối cảnh suy thoái kinh tế, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2023 giảm 6,5% so với năm 2022.
- Kim ngạch nhập khẩu còn giảm sâu hơn xuất khẩu, nên nó mới tạo ra trạng thái xuất siêu. Thực tế việc bên nhập giảm sâu hơn bên xuất phản ánh về thực trạng đơn hàng giảm, nhu cầu với nhóm nguyên liệu sản xuất, máy móc, phụ tùng đều đi xuống.
- Như vậy đâu có tốt cho kinh tế đâu, chẳng qua trạng thái xuất siêu thì nó sẽ tốt cho nguồn cung về ngoại tệ, giúp VN chúng ta ổn định tỷ giá.
- Ngày 10/9, chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden, Việt Nam – Mỹ. Đây là sự kiện quan trọng cả về chính trị lẫn kinh tế - xã hội, mang lại nhiều lợi ích lớn cho hai nước và được kỳ vọng sẽ mở ra làn sóng mới trong đầu tư FDI vào Việt Nam.
- Hàng loạt dự án trong lĩnh vực bán dẫn, công nghệ, hàng không được ký kết như: Công ty bán dẫn Amkor dự kiến sẽ khánh thành nhà máy tại Bắc Ninh; Boeing và Vietnam Airlines dự kiến sẽ ký thỏa thuận mua 50 máy bay Boeing 737 MAX; Nvidia hợp tác với FPT, Viettel và VinGroup để triển khai công nghệ AI cho các ngành như dịch vụ đám mây, ô tô và y tế
- Giá vàng thế giới và trong nước đồng loạt tăng mạnh, thiết lập ngưỡng kỷ lục mới những ngày cuối năm 2023.
- Những bất ổn trong nền kinh tế toàn cầu, đi kèm với lạm phát leo thang ở những nền kinh tế lớn đã đẩy nhu cầu vàng tăng cao. Ngoài ra, việc thị trường kỳ vọng Fed sẽ giữ nguyên lãi suất trong kỳ vọng cuối năm và dần giảm lãi suất vào năm tới khiến đồng bạc xanh yếu đi.
- Điều này đồng nghĩa với việc mua kim loại quý sẽ rẻ hơn đối với các nhà đầu tư nắm giữ các loại tiền tệ khác, khiến giá vàng thế giới tăng mạnh, đặc biệt là những tháng cuối năm, kéo theo giá vàng SJC cũng tăng
- Đây cũng là điều dễ hiểu cho việc vì sao ngân hàng hạ lãi suất mà tiền gửi vẫn nhiều, giờ đem tiền vào bất động sản, vào chứng khoán vẫn cảm thấy quá căng thì chỉ có đi gửi tiết kiệm với mua vàng chứ sao
- Cuối năm 2022, đầu năm 2023, cuộc cạnh tranh huy động giữa các ngân hàng đã kéo lãi suất tiền gửi tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm. Theo đó, lãi suất cho vay cũng tăng cao khiến các doanh nghiệp chịu áp lực lớn về chi phí vốn.
- Đi ngược với thế giới, NHNN đã 4 lần giảm lãi suất điều hành, đồng thời làm việc với các TCTD để đề nghị giảm chi phí, giảm lãi suất huy động, giảm mặt bằng lãi suất cho vay.
- Tính đến hiện tại, lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng đã giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm trở lại đây, dao động từ 4,78% đến 5,29%/năm, thấp hơn cả giai đoạn trong dịch COVID-19. Lãi suất kỳ hạn dưới 6 tháng tại nhóm ngân hàng nước ngoài giảm về 2,8%/năm, thấp hơn 50 điểm cơ bản so với giai đoạn 2021.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận