Top 10 Công ty uy tín ngành Thực phẩm - Đồ uống năm 2022
Ngày 23/9/2022, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) chính thức công bố Top 10 Công ty uy tín ngành Thực phẩm - Đồ uống năm 2022.
Top 10 Công ty uy tín ngành Thực phẩm - Đồ uống năm 2022 được xây dựng dựa trên các nguyên tắc khoa học và khách quan. Các công ty được đánh giá, xếp hạng dựa trên 3 tiêu chí chính: (1) Năng lực tài chính thể hiện trên báo cáo tài chính năm gần nhất (2) Uy tín truyền thông được đánh giá bằng phương pháp Media Coding - mã hóa các bài viết về công ty trên các kênh truyền thông có ảnh hưởng; (3) Khảo sát đối tượng nghiên cứu và các bên liên quan: người tiêu dùng, chuyên gia… được thực hiện trong tháng 8/2022.
Danh sách 1: Top 10 Công ty thực phẩm uy tín năm 2022 - nhóm ngành: Sữa và sản phẩm từ sữa
Nguồn: Vietnam Report, Top 10 Công ty uy tín ngành Thực phẩm - Đồ uống năm 2022, tháng 9/2022
Nguồn: Vietnam Report, Top 10 Công ty uy tín ngành Thực phẩm - Đồ uống năm 2022, tháng 9/2022
Danh sách 3: Top 10 Công ty thực phẩm uy tín năm 2022 - nhóm ngành: Thực phẩm đóng gói, gia vị, dầu ăn
Nguồn: Vietnam Report, Top 10 Công ty uy tín ngành Thực phẩm - Đồ uống năm 2022, tháng 9/2022
Danh sách 4: Top 10 Công ty thực phẩm uy tín năm 2022 - nhóm ngành: Thực phẩm tươi sống, đông lạnh
Nguồn: Vietnam Report, Top 10 Công ty uy tín ngành Thực phẩm - Đồ uống năm 2022, tháng 9/2022
Danh sách 5: Top 10 Công ty đồ uống uy tín năm 2022 - nhóm ngành: Đồ uống có cồn
Nguồn: Vietnam Report, Top 10 Công ty uy tín ngành Thực phẩm - Đồ uống năm 2022, tháng 9/2022
Danh sách 6: Top 10 Công ty đồ uống uy tín năm 2022 - nhóm ngành: Đồ uống không cồn (nước giải khát, trà, cà phê…)
Nguồn: Vietnam Report, Top 10 Công ty uy tín ngành Thực phẩm - Đồ uống năm 2022, tháng 9/2022
Ngành Thực phẩm - Đồ uống Việt Nam năm 2022: Vực dậy sau khó khăn, tăng tốc chuyển mình
Là quốc gia châu Á duy nhất được Tổ chức tiền tệ quốc tế (IMF) nâng mức dự báo tăng trưởng GDP trong năm 2022, Việt Nam đang là điểm sáng hiếm hoi trên bức tranh kinh tế u ám toàn cầu, vững vàng kiên định và phục hồi mạnh mẽ kể từ đợt suy giảm do làn sóng thứ tư của đại dịch COVID-19 vào thời điểm này năm ngoái. Sự hồi phục diễn ra tại hầu khắp các lĩnh vực kinh tế, trong số đó có ngành Thực phẩm – Đồ uống (F&B). Khảo sát của Vietnam Report thực hiện trong tháng 8/2022 cho thấy gần 90% số doanh nghiệp trong ngành đã đạt năng suất hoạt động trên 80% mức trước đại dịch, thậm chí trên 60% trong số đó đã vượt mức trước đại dịch.
Nguồn: Vietnam Report, Tổng hợp Khảo sát doanh nghiệp ngành Thực phẩm – Đồ uống, tháng 8/2020, tháng 8/2021 và tháng 8/2022
Khảo sát cũng chỉ ra rằng, doanh thu ngành F&B cải thiện tích cực ở tất cả các kênh phân phối, tiêu thụ. Đáng chú ý nhất là sự bứt phá của kênh truyền thống (General Trade – GT) với 85,7% số doanh nghiệp ghi nhận tăng trưởng doanh thu, tăng 62,6% so với cùng kỳ năm trước. Các kênh hiện đại (Modern Trade – MT) như siêu thị, đại siêu thị, cửa hàng tiện lợi hay thương mại điện tử tiếp tục duy trì đà tăng trưởng. Kênh tiêu dùng tại chỗ (On-premise) cũng cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ (+30%).
Nguồn: Vietnam Report, Tổng hợp Khảo sát doanh nghiệp ngành Thực phẩm – Đồ uống, tháng 8/2021 và tháng 8/2022
Động lực tăng trưởng của ngành F&B trong giai đoạn vừa qua đến từ 2 nguồn chính. Thứ nhất, sự phục hồi của nhu cầu tiêu dùng nội địa. Thống kê cho thấy, trong 8 tháng đầu năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 3.679,2 nghìn tỷ đồng, tăng 19,3% so với cùng kỳ năm trước.
Thêm vào đó, khách quốc tế đến nước ta đạt 1.441 triệu lượt người, gấp 13,7 lần so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn giảm 87,3% so với cùng kỳ năm 2019 - khi chưa xảy ra dịch COVID-19, như vậy dư địa hồi phục và tăng trưởng của khách quốc tế còn rất nhiều.
Cùng với đó là sự trở lại của người lao động và sinh viên tại các thành phố trong nền kinh tế bình thường tiếp theo, khuyến khích nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), trong đó có thực phẩm – đồ uống. Những yếu tố này sẽ thúc đẩy sự phục hồi của kênh tại chỗ và kênh truyền thống.
Thứ hai, xu hướng dịch chuyển từ các kênh truyền thống sang hiện đại được định hình bởi giới trẻ, đặc biệt là thế hệ Y và Z. Khảo sát người tiêu dùng của Vietnam Report chỉ ra rằng, phần lớn giới trẻ tại các thành phố lớn mua sắm thực phẩm – đồ uống thông qua các kênh hiện đại: siêu thị, đại siêu thị (98%), online (67%) và cửa hàng tiện lợi (41%).
Nguồn: Vietnam Report, Tổng hợp Khảo sát doanh nghiệp ngành Thực phẩm – Đồ uống, tháng 8/2021 và tháng 8/2022
Để đạt được “quả ngọt” như trên, các doanh nghiệp trong ngành đã và đang vững vàng vượt qua hàng loạt thách thức liên tiếp (Hình 3). So với thời điểm này cách đây một năm, khó khăn liên quan đến diễn biến dịch bệnh và logistics đã giảm nhiệt đáng kể, nhường chỗ cho lo ngại liên quan đến suy thoái kinh tế và lạm phát gia tăng.
Mặc dù hiện tại, kinh tế vĩ mô Việt Nam vẫn được duy trì ổn định nhưng theo nhận định của phần lớn doanh nghiệp và các chuyên gia, suy thoái kinh tế toàn cầu vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta.
Thêm vào đó, sự phục hồi trong nhu cầu tiêu dùng thời gian qua chủ yếu do giá cả trung bình tăng lên. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2022 tăng 3,6% so với tháng 12/2021 và tăng 2,89% so với cùng kỳ năm trước. Mức giá trung bình tăng khiến cho không chỉ doanh thu mà cả chi phí cũng tăng lên, gây sức ép lên lợi nhuận của 88,9% số doanh nghiệp.
Theo nhận định của phần lớn chuyên gia và doanh nghiệp trong ngành, tuy Bộ Công thương (MoIT) đã cho phép tăng giá bán các sản phẩm FMCG (trong đó có sản phẩm thực phẩm – đồ uống), mức tăng khiêm tốn (
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận