Tổng kết kinh tế Việt Nam tháng 5: Con số đứng trước góc nhìn
Tháng 5, một tháng khá biến động trong kinh tế Việt Nam, đã chứng kiến những biến động sau đây:
• Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): Tăng 2.43% so với cùng kì và tăng 0.01% so với tháng trước.
• Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP): Tăng 0.1% so với cùng kì.
• Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ (RSI): Tăng 11.5% so với cùng kì.
• Vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách nhà nước: Tăng 18% so với cùng kì.
• Xuất nhập khẩu: Xuất khẩu giảm 11.6% ; Nhập khẩu giảm 17.9% - Xuất siêu 9.8 tỷ USD.
Góc nhìn về các chỉ số kinh tế này:
• CPI tiếp tục đà giảm, tuy có sự điều chỉnh tăng giá điện từ đầu tháng, nhưng CPI chỉ tăng nhẹ 0.01% so với tháng trước, chủ yếu do giá xăng dầu trong nước giảm. CPI của năm đầu tiên chỉ tăng 3.55%, vẫn nằm trong mục tiêu 4.5% của Chính phủ cho năm nay. Với tình hình kinh tế yếu cả ở cung và cầu, đà giảm của CPI diễn ra nhanh hơn. Hiện nay, có thể khẳng định rằng biến số lạm phát đã được xử lý và Chính phủ có thể tập trung hơn vào mục tiêu tăng trưởng GDP.
• IIP, đại diện cho Cung, tuy đã cải thiện nhưng vẫn còn yếu. Chính phủ đã tác động vào lãi suất để kích thích, nhưng hiệu quả và sự trực tiếp hơn vẫn phải đến từ việc tăng cầu.
• RSI, đại diện cho Cầu, tăng 11.5% nhưng vẫn yếu nếu so với mặt bằng chung và chưa có dấu hiệu tích cực hơn. Sự yếu cầu bắt nguồn từ khó khăn của nền kinh tế, kinh doanh, doanh nghiệp e ngại rủi ro và không mở rộng kinh doanh, và thu nhập toàn bộ nền kinh tế cũng giảm theo.
• Qua con số xuất nhập khẩu, cả hai chỉ số đều yếu hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước. Con số nhập khẩu giảm 17.9% đặc biệt cho thấy rõ bức tranh về cầu đang yếu hơn hẳn.
• Đối với chứng khoán: Mặc dù nền kinh tế đang ở đáy suy thoái, chứng khoán tiên phong và đang tích lũy để phục hồi. Việc giảm lãi suất điều hành đã tác động tích cực đến nguồn vốn đầu tư vào chứng khoán. Dài hạn, dòng tiền đầu tư vào chứng khoán chỉ có thể tăng lên, do đó kịch bản cho một cú sụt giảm mạnh là rất khó xảy ra. Thị trường cũng đang trong giai đoạn tích lũy, chuẩn bị cho giai đoạn tăng giá tiếp theo. Khó có thể giảm, nhưng để tăng mạnh cần nhiều vốn và kỳ vọng hơn. Các ngành nghề sẽ thay nhau tăng điểm và thu hút dòng tiền, thay nhau dẫn sóng để đưa thị trường lên từ từ, đây là kịch bản cho 6 tháng cuối năm. Câu chuyện giờ là ngành nào và cổ phiếu nào sẽ dẫn dắt cuộc chơi?
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận