24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Kim Oanh
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Tổng cầu yếu, cần kích cầu

Mục tiêu kép đang chuyển dần từ tập trung chủ yếu cho phòng chống đại dịch Covid-19 sang trạng thái bình thường mới, khôi phục kinh tế, đời sống. Để khôi phục kinh tế, đời sống, việc đánh giá tổng cầu và có giải pháp kích cầu được quan tâm đặc biệt...

Nếu nhìn vào tốc độ tăng của tiêu dùng cuối cùng (1,6%) và tốc độ tăng của tích lũy tài sản (4,27%) - hai bộ phận của tổng cầu, đều cao hơn tốc độ tăng của GDP (1,42%) - một nội dung của tổng cầu, thì không ít người đều cho rằng tổng cầu tăng cao hơn tổng cung, tức là tổng cầu không phải là “yếu”, ngược lại còn “khỏe” hơn tổng cung. Từ đó phải “kích cung” chứ không phải là “kích cầu”.

TỔNG CẦU YẾU, VÌ ĐÂU?

Tuy nhiên, có một nội dung rất quan trọng trong 9 tháng năm 2021 đã “xen” vào giữa tổng cung và tổng cầu - đó là phần nhập siêu hàng hóa và dịch vụ theo công thức cơ bản sau đây:

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) = Tích lũy tài sản + Tiêu dùng cuối cùng - Nhập siêu hàng hóa, dịch vụ

Hoặc:

DP - Nhập siêu hàng hóa dịch vụ = Tích lũy tài sản + Tiêu dùng cuối cùng

Theo đó, phần nhập siêu hàng hóa, dịch vụ để nằm trong tích lũy tài sản và tiêu dùng cuối cùng; mà phần này trong 9 tháng đầu năm nay khá lớn (nhập siêu hàng hóa là 2.131 triệu USD, nhập siêu dịch vụ là 11.687 triệu USD) - theo ước tính sơ bộ chiếm khoảng 5% GDP. Đây cũng là yếu tố, một mặt đã chiếm một phần quan trọng trong thị phần đầu ra của sản xuất trong nước (tức là GDP và cũng có nghĩa là tác động tiêu cực đến tốc độ tăng GDP), mặt khác cũng làm tăng tích lũy tài sản và tiêu dùng cuối cùng cao hơn thực tế số tích lũy tài sản và tiêu dùng sản phẩm sản xuất trong nước. Theo đó có thể thấy tổng cầu (thực) yếu hơn tổng cung (bao gồm GDP sản xuất trong nước và nhập siêu hàng hóa dịch vụ).

Tổng cầu yếu do nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân chủ yếu nhất là tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 bùng phát trên diện rộng, tập trung ở những nơi có nhiều doanh nghiệp, có đông dân cư, trong thời gian khá dài, làm cho thu nhập bị giảm bởi số doanh nghiệp ra khỏi hoặc tạm thời ra khỏi thị trường nhiều và tăng, do phải giãn cách. Có nguyên nhân do tâm lý tiết kiệm tiêu dùng hoặc tỷ lệ tự cấp tự túc tăng từ dưới 10% lên trên 10% tổng tiêu dùng cuối cùng.

KÍCH CẦU NHƯ THẾ NÀO?

Để tăng trưởng cao lên, một mặt phải kích cầu (thực), đồng thời phải rà soát nhập siêu. Vấn đề đặt ra là quy mô của gói kích cầu nên là bao nhiêu và phương thức kích cầu nên như thế nào?

Trước hết cần điểm qua gói kích cầu của Việt Nam năm 2009. Vào năm 2009, để ứng phó với cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, Việt Nam đã đưa ra gói kích cầu khoảng 9 tỷ USD - tương đương 9% quy mô GDP của năm đó (trên 99,8 tỷ USD). Nhờ gói kích cầu này mà Việt Nam đã không bị rơi vào vòng xoáy của cuộc khủng hoảng (tăng trưởng kinh tế chỉ bị giảm tốc độ chứ không bị mang dấu âm)... Tuy nhiên, với phương thức kích cầu thông quan việc cấp bù lãi suất (mà lúc đó được coi là sáng kiến riêng có của Việt Nam) đã kéo theo hơn 400 nghìn tỷ đồng từ các ngân hàng thương mại ra lưu thông, đã làm cho lạm phát cao lên trong nhiều năm sau đó.

Mười năm sau, trước đại dịch Covid-19 đã diễn ra ở hầu hết các nước và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, các nước đã nới lỏng chính sách tiền tệ thông qua việc đưa lãi suất cơ bản xuống mức thấp gần như bằng 0% và tung ra các gói kích cầu lên tới hàng chục tỷ USD, bằng 20% GDP toàn cầu.

Có 3 nhóm giải pháp kích cầu cơ bản. (1) Nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho người dân bằng tiền. (2) Nhà nước trợ giá, giảm thuế, giảm chi phí sản xuất sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. (3) Nhà nước đứng ra mua sản phẩm, dịch vụ mà các doanh nghiệp cung cấp.

Việt Nam cũng nằm trong diễn biến chung của thế giới, nhất là từ cuối tháng 4 khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại ở 62/63 tỉnh/thành phố, tập trung ở các địa bàn đông dân cư, có nhiều doanh nghiệp. Mới qua 9 tháng/2021, đã có trên 90 nghìn doanh nghiệp (chiếm trên 11,1% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động) phải ra khỏi hoặc tạm thời ra khỏi thị trường, tăng trưởng kinh tế quý 3 giảm 6,17% và 9 tháng chỉ tăng 1,42%, dự báo cả năm tăng dưới 3,5% - đều là tốc độ tăng thấp nhất trong mấy chục năm qua; lực lượng lao động và số lao động đang làm việc giảm, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm tăng... Do đó muốn vực dậy nền kinh tế không thể không vận dụng các giải pháp kích cầu.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả