Toàn cảnh bức tranh kinh doanh quý 3: Tăng trưởng bất chấp Covid
Tưởng chừng bức tranh kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trong quý 3/2021 sẽ bị “phủ bóng” bởi tình hình dịch bệnh phức tạp và nhiều địa phương áp dụng giãn cách xã hội, tuy nhiên, vẫn có nhiều doanh nghiệp đã vươn lên và tăng trưởng tốt trong quý 3 vừa qua. Dù vậy, cũng có những doanh nghiệp đã không thể thoát khỏi “cái bóng” ảm đạm đầy nghiệt ngã của đại dịch và phải ngậm ngùi báo lỗ.
Theo dữ liệu từ VietstockFinance, tính đến ngày 02/11/2021 có 635 doanh nghiệp niêm yết (ngoại trừ nhóm chứng khoán, ngân hàng và bảo hiểm) đã công bố BCTC quý 3/2021 với 521 doanh nghiệp có lãi và 114 doanh nghiệp báo lỗ. Trong đó, 252 doanh nghiệp báo lãi giảm, 73 doanh nghiệp lãi chuyển lỗ, 19 doanh nghiệp tăng lỗ, 228 doanh nghiệp tăng lãi, 22 doanh nghiệp giảm lỗ và 41 doanh nghiệp có lỗ chuyển lãi.
Theo đó, 635 doanh nghiệp trên có tổng doanh thu đạt gần 505 ngàn tỷ đồng và lợi nhuận ròng đạt hơn 50 ngàn tỷ đồng, lần lượt tăng 2% và 20% so với cùng kỳ.
7 doanh nghiệp lãi trên ngàn tỷ
Kết thúc quý 3/2021, có 7 doanh nghiệp niêm yết báo lãi trên ngàn tỷ đồng, trong đó chỉ có 1 đơn vị báo lãi giảm.
Các doanh nghiệp có lãi ngàn tỷ trong quý 3/2021. Đvt: Tỷ đồng
Dù doanh thu giảm nhưng nhờ giá vốn giảm mạnh, lợi nhuận gộp của “ông lớn” bất động sản này tăng 50%, lên gần 13,648 tỷ đồng. Cộng với việc chi phí được tiết giảm, VHM lãi ròng gần 11,167 tỷ đồng trong quý 3, tăng 84% so với cùng kỳ.
Xếp thứ 2 trong danh sách các doanh nghiệp báo lãi lớn nhất quý 3 chính là Tập đoàn Hòa Phát (HOSE: HPG). Nhờ sản lượng thép thô tiêu thụ tăng mạnh và giá bán tốt, doanh thu thuần của HPG đạt gần 38,674 tỷ đồng, tăng 57% so với cùng kỳ. Dù chi phí trong kỳ tăng mạnh nhưng lợi nhuận ròng của Công ty vẫn gấp 2.7 lần cùng kỳ năm trước, đạt gần 10,352 tỷ đồng.
Đối với CTCP Sữa Việt Nam (HOSE: VNM), dù bị ảnh hưởng do tình hình giãn cách xã hội kéo dài nhưng doanh thu thuần của Công ty vẫn tăng trưởng 4%, đạt 16,194 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu nội địa tăng 3.7%, chiếm 13,752 tỷ đồng; doanh thu xuất khẩu chiếm 1,556 tỷ đồng, tương đương năm trước.
Theo VNM, doanh thu nội địa tăng trưởng là nhờ doanh số từ hai kênh bán hàng là kênh hiện đại và chuỗi cửa hàng Giấc Mơ Sữa Việt tăng mạnh, nhờ đó bù đắp được phần sụt giảm của kênh bán hàng truyền thống.
Dù vậy, do giá vốn và chi phí bán hàng tăng cao, lợi nhuận ròng cả kỳ của VNM giảm 5%, về mức 2,926 tỷ đồng.
Lãi tăng phi mã
Bên cạnh các doanh nghiệp có lợi nhuận lớn thì cũng có nhiều doanh nghiệp tuy mức lợi nhuận không thể sánh bằng nhưng mức tăng trưởng lại đột biến so với cùng kỳ.
Top 20 doanh nghiệp có lãi tăng mạnh nhất quý 3/2021. Đvt: Tỷ đồng
Với lợi nhuận về từ dự án I-Tower Quy Nhơn và lợi nhuận từ việc đầu tư vào CTCP Đầu tư và Xây dựng Vina2 (HNX: VC2), CTCP Đầu tư MST (HNX: MST) ghi nhận doanh thu thuần đạt 77 tỷ đồng và lãi ròng đạt 16 tỷ đồng trong quý 3, lần lượt gấp 3.7 lần và gần 59 lần so với cùng kỳ.
Còn với CTCP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (HOSE: PSH), tuy doanh thu giảm 39% nhưng nhờ giá vốn thu hẹp gần một nửa so với cùng kỳ, lợi nhuận gộp của Công ty tăng 37%, lên 269 tỷ đồng. Cộng với việc chi phí bán hàng được tiết giảm, PSH báo lợi nhuận ròng quý 3 đạt 152 tỷ đồng, gấp gần 22 lần cùng kỳ.
Đối với CTCP Đầu tư Nam Long (HOSE: NLG), doanh thu thuần tuy giảm 76% nhưng doanh thu tài chính lại gấp gần 23 lần cùng kỳ, đạt gần 372 tỷ đồng, nhờ thương vụ hợp nhất CTCP Southgate. Với khoản doanh thu tài chính đột biến, lợi nhuận ròng của NLG ghi nhận hơn 297 tỷ đồng, gấp 10 lần kết quả quý 3 năm trước.
Bên cạnh các doanh nghiệp lãi chuyển thành lỗ thì một số doanh nghiệp lại có kết quả đảo ngược từ lỗ chuyển thành lãi trong quý 3.
Các doanh nghiệp từ lỗ chuyển thành lãi trong quý 3/2021
Đvt: Tỷ đồng
Trong kỳ, CTCP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (HOSE: NT2) ghi nhận doanh thu sản xuất điện tăng 8% trong khi giá vốn hàng bán giảm 13% so cùng kỳ. Nhờ đó, lãi gộp tăng đến 349% (tức gấp 4.5 lần), đạt 305 tỷ đồng.
Sau khi khấu trừ chi phí và thuế, NT2 báo lãi ròng 273 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ gần 6 tỷ đồng). Đây là kết quả tốt nhất trong 3 năm trở lại đây của doanh nghiệp nhiệt điện này (kể từ năm 2018).
Mặt khác, chi phí tài chính của HAG lại cao gấp 2.6 lần cùng kỳ, đạt gần 692 tỷ đồng, chủ yếu do Công ty thực hiện trích lập dự phòng giảm giá khoản đầu tư vào nhóm CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HOSE: HNG). Bù lại, chi phí quản lý được hoàn nhập gần 457 tỷ đồng do Công ty giảm số dư dự phòng liên quan đến các công nợ tồn đọng trong quá khứ so cùng kỳ. Nhờ đó, HAG báo lãi ròng gần 24 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 187 tỷ đồng.
Kết quả kinh doanh các quý gần đây của HAG. Đvt: Tỷ đồng
Nhiều “ông lớn” sa lầy
Một doanh nghiệp thuộc nhóm VN30 là CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (HOSE: PNJ) cũng ghi nhận tình trạng lãi chuyển thành lỗ trong quý 3. Doanh thu thuần của PNJ giảm 78% so với cùng kỳ, còn gần 877 tỷ đồng do Công ty phải tạm đóng phần lớn các cửa hàng kinh doanh trong 3 tháng 07-09/2021 để thực hiện giãn cách xã hội, phòng ngừa dịch dệnh Covid-19 theo quy định của Chính phủ.
Dù các chi phí đã được PNJ lần lượt tiết giảm nhưng vẫn không đủ bù cho phần doanh thu mất đi. Kết quả, PNJ báo lỗ ròng gần 160 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ Công ty lãi ròng hơn 202 tỷ đồng.
Bên cạnh các doanh nghiệp lãi chuyển thành lỗ thì có một số doanh nghiệp đã lỗ trong cả hai quý 3 2020-2021 và trong quý 3/2021, mức lỗ còn cao hơn cùng kỳ.
Dưới tác động của dịch Covid-19, CTCP Ánh Dương Việt Nam (Vinasun, HOSE: VNS) đánh dấu quý thứ 7 thua lỗ liên tiếp khi lỗ ròng hơn 90 tỷ đồng trong quý 3/2021 (cùng kỳ Công ty chỉ lỗ 56 tỷ đồng).
Kết quả thua lỗ của Vinasun đến từ việc doanh thu thuần của Công ty trượt dốc đến 90% so với cùng kỳ, chỉ còn ghi nhận gần 23 tỷ đồng. Ngoài ra, Công ty còn kinh doanh dưới giá vốn, dẫn đến lỗ gộp gần 77 tỷ đồng.
Các doanh nghiệp tăng lỗ trong quý 3/2021. Đvt: Tỷ đồng
Dù không thua lỗ nhiều quý liên tiếp như Vinasun nhưng Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (HOSE: KBC) lại ghi nhận mức lỗ ròng cao nhất trong vòng 9 năm trở lại đây trong quý 3/2021.
Doanh thu thuần trong kỳ của KBC tăng 61%, chủ yếu nhờ doanh thu từ chuyển nhượng bất động sản và cho thuê cơ sở hạ tầng xây sẵn. Dù giá vốn tăng mạnh nhưng lợi nhuận gộp của Công ty vẫn tăng 38%, lên gần 159 tỷ đồng.
Tuy nhiên, chi phí tài chính của KBC lại gấp gần 2.4 lần cùng kỳ, ghi nhận gần 178 tỷ đồng, do chi phí lãi vay tăng mạnh. Ngoài ra, Công ty còn phát sinh gần 14 tỷ đồng chi phí bán hàng trong khi cùng kỳ không ghi nhận khoản chi phí này. Do chi phí tăng đột biến, KBC báo lỗ ròng hơn 68 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ gần 21 tỷ đồng).
Kết quả kinh doanh các quý gần đây của KBC. Đvt: Tỷ đồng
Dù báo lỗ lớn trong quý 3 nhưng nhờ kết quả hết sức khả quan trong nửa đầu năm, lợi nhuận ròng 9 tháng của KBC vẫn đạt gần 572 tỷ đồng, gấp 19 lần cùng kỳ.
Tuy không đến mức thua lỗ nhưng nhiều doanh nghiệp lại ghi nhận mức lợi nhuận giảm mạnh.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, doanh thu thuần của Thực phẩm Bích Chi (HNX: BCF) giảm 60%, còn gần 65 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp giảm 73%, còn hơn 13 tỷ đồng. Biên lãi gộp cũng vì vậy giảm từ 30% xuống mức 21%.
Mặc dù chi phí vận hành đã được tiết giảm đáng kể nhưng với lợi nhuận gộp co rút mạnh, lợi nhuận ròng của BCF giảm đến 99% so với cùng kỳ năm trước, còn vỏn vẹn gần 377 triệu đồng.
Theo BCF, kết quả kinh doanh sụt giảm mạnh là do Công ty phải thực hiện cách ly y tế theo quyết định của UBND TP. Sa Đéc nên hoạt động kinh doanh đã bị tạm dừng 14 ngày từ ngày 27/07, dẫn đến kết quả lợi nhuận cũng bị ảnh hưởng.
Top 20 doanh nghiệp giảm lãi mạnh nhất quý 3/2021. Đvt: Tỷ đồng
FLC cho biết, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Hà Nội và nhiều tỉnh thành bị giãn cách xã hội trong thời gian dài nên ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động kinh doanh của Công ty, đặc biệt là lĩnh vực hàng không và khách sạn. Cụ thể, doanh thu thuần của FLC giảm 58%, chỉ còn hơn 1,444 tỷ đồng.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận