Tin thế giới 30/3: Moscow tuyên bố quyết đoán về Crimea; Nga-Trung với mối quan hệ "3 không"; Mỹ đổi chiêu đối phó Trung Quốc?
Xung đột Nga-Ukraine, quan hệ song phương giữa ba nước Mỹ, Nga, Trung Quốc, Thượng đỉnh EU-Trung Quốc là một số tin thế giới nổi bật 24 giờ qua.
Nga-Ukraine
Trả lời họp báo, ông Peskov nêu rõ: "Crimea là một phần của Nga và theo hiến pháp của chúng tôi, chúng tôi không thể thảo luận với bất kỳ ai về vận mệnh của các lãnh thổ Nga, các khu vực của Nga, điều đó là không thể, nó được ghi trong hiến pháp". (Reuters, Sputnik)
Trong cuộc đàm phán, Ukraine đã đưa ra các đề xuất để thiết lập vị thế trung lập cho nước này và kết thúc xung đột, gồm các đảm bảo an ninh, từ bỏ gia nhập NATO, không cho phép đặt căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ, không cản trở Kiev gia nhập Liên minh châu Âu (EU) và toàn vẹn lãnh thổ.
Trong khi đó, Nga tuyên bố sẽ giảm triệt để các hoạt động quân sự ở miền Bắc Ukraine, cụ thể là các vùng xung quanh Kiev và Chernihiv để tạo lòng tin cho các cuộc đàm phán.
Người phát ngôn Điện Kremlin Peskov cho hay, Nga hoan nghênh việc Kiev nêu lên các đề xuất để chấm dứt xung đột ở Ukraine dưới dạng văn bản, song nói rằng, ông vẫn chưa thể đưa ra tuyên bố về bất kỳ điều gì quá hứa hẹn hoặc đột phá.
Khẳng định vẫn còn nhiều việc cần làm, quan chức Nga nêu rõ, nước này tránh đưa ra tuyên bố về các vấn đề đang được thảo luận tại đối thoại, bởi Moscow tin rằng, các cuộc thương lượng nên diễn ra theo hình thức họp kín.
Theo ông, trong vấn đề xung đột với Ukraine, không có chỗ cho cảm xúc và điều quan trọng là cần tin tưởng các nhà đàm phán. (Reuters, Sputnik)
Trên kênh Telegram, ông Chaus nói: "Chúng tôi có tin vào lời hứa không ư? Tất nhiên là không".
Trong khi đó, cùng ngày, Phó Thị trưởng Kiev Mykola Povoroznyk cho biết, có thể nghe thấy các cuộc pháo kích bên ngoài Kiev trong đêm, nhưng thủ đô Ukraine không bị các lực lượng Nga nã pháo.
Trước đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng nói rằng, nước này "không ngây thơ" tin vào lời hứa của Nga, mà sẽ chờ vào kết quả cụ thể. (Reuters)
Tuy nhiên, Nga vẫn duy trì một lượng quân yểm trợ gần thủ đô Kiev để kiềm tỏa một phần quân đội Ukraine tại đó.
Phát biểu trên đài truyền hình quốc gia, ông Arestovych cho biết thêm, Ukraine đã "cải thiện vị thế đàm phán" của mình từ trước khi Nga phát động "chiến dịch quân sự đặc biệt" hôm 24/2 vừa qua, từ đó đẩy nhanh việc đảm bảo vị thế trung lập nhưng kèm theo đảm bảo an ninh từ bên ngoài. (Reuters)
Quan chức ngoại giao Trung Quốc nêu rõ: "Chúng tôi kêu gọi Nga và Ukraine xích lại gần nhau, theo đuổi con đường đàm phán", đồng thời khẳng định thương lượng là cách duy nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine.
Khi được hỏi liệu Trung Quốc có sẵn sàng đóng vai trò là quốc gia bảo đảm an ninh cho Ukraine hay không, đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc không trả lời trực tiếp, mà cho hay, Bắc Kinh hoan nghênh và khuyến khích mọi nỗ lực ngoại giao để giải quyết xung đột. (Sputnik)
Theo ông, một số quốc gia có thể "tính toán sai tình hình khu vực và tìm cách nắm bắt cơ hội này để thể hiện thêm sức mạnh", vì vậy phải ngăn chặn điều đó ngay ở Ukraine để "không khuyến khích những nước khác sở hữu vũ khí hạt nhân và phô trương lực lượng".
Đại sứ Bỉ cáo buộc Bình Nhưỡng vượt qua "lằn ranh đỏ" với vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) gần đây, đồng thời kêu gọi Trung Quốc hành động nhiều hơn nữa để ngăn chặn hành động quân sự của Nga, cũng như sử dụng ảnh hưởng của Bắc Kinh trong vấn đề Triều Tiên. (Yonhap)
Nga-Mỹ
Phản hồi yêu cầu bình luận của quan chức Mỹ cho rằng, Nga đang gây ra các mối đe dọa hạt nhân tại Ukraine, Đại sứ Antonov khẳng định: "Những tuyên bố như vậy là một nỗ lực khác nhằm đưa những lời kêu gọi bài Nga trên các diễn đàn quốc tế".
Trước đó, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách kiểm soát vũ khí và an ninh quốc tế Bonnie Jenkins cảnh báo Nga đang gây ra các mối đe dọa hạt nhân tại Ukraine. (TASS)
Phát biểu với báo giới ngay sau khi kết thúc cuộc điện đàm với các nhà lãnh đạo của Anh, Pháp, Đức và Italy, Tổng thống Biden nói: “Chúng tôi sẽ theo dõi liệu họ có làm theo hay không”.
Cùng ngày, Nhà Trắng cho biết, Tổng thống Biden và các đồng minh Tây Âu đã nhất trí tiếp tục trừng phạt Moscow vì chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Mỹ và một số quốc gia châu Âu như Anh, Pháp vẫn bày tỏ hoài nghi về cam kết giảm hoạt động quân sự của Nga, cho rằng, cần "nhìn vào các hành động" của Moscow. (AP)
Nga-Trung Quốc
Hai ngoại trưởng nhất trí cả Nga và Trung Quốc cần tăng cường quan hệ đối tác chiến lược và đánh giá các vấn đề toàn cầu với tiếng nói chung, trong bối cảnh quốc tế mà Moscow mô tả là “các điều kiện quốc tế khó khăn”.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khẳng định, quan hệ giữa nước này và Nga đứng vững trước những thử thách mới khi tình hình thế giới thay đổi và mối quan hệ này vẫn đang đi đúng hướng. (Reuters)
Theo đó, "không có giới hạn nào cho hợp tác Nga-Trung, không có giới hạn nào khi chúng ta phấn đấu vì hòa bình, bảo vệ an ninh và phản đối bá quyền". (THX)
Mỹ tính thay đổi chiến lược với Trung Quốc
Ngày 30/3, Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai dự kiến đưa ra đề xuất rằng, Mỹ nên tập trung vào việc đạt được sự độc lập kinh tế khỏi Trung Quốc hơn là gây sức ép buộc Bắc Kinh phải thay đổi các hoạt động thương mại "gian lận". Điều này được xem như một sự thay đổi trong chiến lược đối với gã khổng lồ châu Á.
Theo bản sao bài phát biểu dự kiến được bà Tai phát biểu tại Hạ viện Mỹ, bà sẽ lập luận rằng, cách tiếp cận mới có tính đến việc Washington không có khả năng thực hiện những thay đổi cơ bản trong thực tiễn kinh doanh theo hiệp định thương mại mà chính quyền của ông Donald Trump ký, có hiệu lực từ tháng 1/2020.
Đại diện thương mại Mỹ nói: "Trong khi chúng ta tiếp tục mở cửa cho các cuộc đối thoại với Trung Quốc, cần thừa nhận những hạn chế của thỏa thuận và lật sang trang vở kịch cũ với Trung Quốc, vốn tập trung vào việc thay đổi hành vi của nước này".
Theo bà, chiến lược của Mỹ hiện phải "vượt ra ngoài việc chỉ thúc ép Trung Quốc" từ bỏ các hoạt động thương mại mà Washington cho là không công bằng, thay vào đó, phải "bao gồm việc bảo vệ mạnh mẽ các giá trị và lợi ích kinh tế của Mỹ khỏi những tác động tiêu cực từ các chính sách và thực tiễn kinh tế không công bằng của Bắc Kinh". (AFP)
Trung Quốc xác nhận tổ chức hội nghị thượng đỉnh với EU
Ngày 30/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho biết, Thủ tướng nước này Lý Khắc Cường cùng Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen sẽ tổ chức cuộc họp lần thứ 23 giữa các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU)-Trung Quốc theo hình thức trực tuyến vào ngày 1/4.
Đây là xác nhận đầu tiên của Bắc Kinh về hội nghị thượng đỉnh trên. Sự kiện này đã bị hoãn nhiều lần trong bối cảnh quan hệ giữa hai bên xấu đi. Theo Reuters, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng tham dự hội nghị.
Lần gần đây nhất, hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Quốc diễn ra là vào tháng 6/2020 và bằng hình thức trực tuyến. (THX)
Azerbaijan sẵn sàng đàm phán hiệp định hòa bình toàn diện với Armenia
Ngày 29/3, Azerbaijan tuyên bố sẵn sàng tiến hành hòa đàm với Armenia sau khi Yerevan kêu gọi Baku đàm phán về một hiệp ước hòa bình toàn diện.
Bộ Ngoại giao Azerbaijan ra tuyên bố nêu rõ: “Nếu Armenia nghiêm túc về thỏa thuận hòa bình, chúng tôi sẽ thực hiện những bước đi cụ thể. Azerbaijan sẵn sàng cho khả năng này”.
Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh xuất hiện tình trạng căng thẳng mới ở khu vực Nagorno-Karabakh. Tuần trước, Nga và Armenia cáo buộc Azerbaijan vi phạm lệnh ngừng bắn trong vùng chịu trách nhiệm của lực lượng gìn giữ hòa bình Nga, trong khi Baku bác bỏ cáo buộc trên.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận