Tin thế giới 19/7: Nga cảnh báo NATO "đùa với lửa" ở Ukraine, "bắt tay" Iran với thỏa thuận năng lượng khủng; Trung Quốc "đe" Mỹ về Đài Loan
Xung đột Nga-Ukraine, căng thẳng Mỹ-Trung Quốc về Đài Loan, quan hệ Nga-Iran,... là một số tin thế giới nổi bật 24 giờ qua.
Nga-Ukraine
Theo ông, sẽ có hòa bình ở khu vực này, nhưng dựa trên các điều khoản mà Nga đặt ra. (Reuters)
Ông Ushakov nói: “Nếu các cuộc đàm phán được nối lại vào lúc này, có lẽ các điều kiện dành cho Ukraine sẽ hoàn toàn khác". (Sputnik)
Nga đã gửi công hàm tới các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) để phản đối việc cung cấp vũ khí cho Ukraine. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov lưu ý, bất kỳ phương tiện vận tải nào chở vũ khí cho Ukraine sẽ trở thành mục tiêu hợp pháp của Nga.
Theo Bộ Ngoại giao Nga, các nước NATO đang "đùa với lửa" bằng cách cung cấp vũ khí cho Ukraine.
Mới đây, Bộ Quốc phòng Nga cũng lần đầu tiên thông báo về việc đã phá hủy 1 Hệ thống HIMARS của Mỹ ở Ukraine.
Lý do mà Thụy Sỹ đưa ra quyết định này là chính sách trung lập về quân sự của mình cũng như khó khăn trong việc xác định dân thường hoặc quân nhân trong số các bệnh nhân. (AFP)
Vấn đề Đài Loan (Trung Quốc)
Trong số các nghị sĩ sắp thăm Đài Loan có cựu Tổng thư ký Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền Shigeru Ishiba, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yasukazu Hamada, Phó Chủ tịch Đảng Dân chủ vì Nhân dân (DPFP) Seiji Maehara và nghị sĩ Shu Watanabe của Đảng Dân chủ Lập hiến Nhật Bản (CDPJ) đối lập.
Chuyến thăm của bà Pelosi diễn ra giữa lúc mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn ở trong tình trạng tồi tệ nhất kể từ khi 2 nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao vào năm 1979, trong khi Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình chuẩn bị gặp trực tuyến trong vài tuần tới.
Theo giới thạo tin, Nhà Trắng đã bày tỏ lo ngại về kế hoạch thăm Đài Loan của bà Pelosi. Đây là thời điểm nhạy cảm đối với Bắc Kinh, bởi ngày 1/8 là ngày thành lập Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. (Financial Times)
Trong khi đó, ngày 19/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cảnh báo, chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Mỹ sẽ hủy hoại nghiêm trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc và Washington sẽ phải chịu hậu quả.
Theo quan chức ngoại giao Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ đưa ra các biện pháp mạnh mẽ để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước này. (Reuters, THX)
Có thông tin cho rằng, Bộ Ngoại giao Mỹ chấp thuận thương vụ bán vũ khí trị giá 108 triệu USD nhằm hỗ trợ kỹ thuật quân sự cho "Văn phòng Đại diện Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Mỹ".
Đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định "đã gửi công hàm phản đối tới phía Mỹ", đồng thời khẳng định sẽ "tiếp tục đưa ra các biện pháp quyết liệt và mạnh mẽ để kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích an ninh".
Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng ra tuyên bố “yêu cầu Mỹ rút lại ngay lập tức kế hoạch bán vũ khí cho Đài Loan, cắt đứt toàn bộ quan hệ quân sự với hòn đảo, nếu không, trách nhiệm về sự đổ vỡ quan hệ quân sự giữa Bắc Kinh và Washington, cũng như hòa bình và ổn định tại Đài Loan, sẽ hoàn toàn là do Mỹ”. (Reuters, THX)
Châu Âu
Đường ống này đã dừng hoạt động để tiến hành bảo trì định kỳ trong 10 ngày, dự kiến hoàn tất vào ngày 21/7.
Theo WSJ, phát biểu với phóng viên, ông Hahn nói: "Chúng tôi đang thảo luận về giả định rằng nó không hoạt động trở lại".
Trước đó, Reuters đưa tin Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga đã thông báo cho khách hàng ở châu Âu rằng tập đoàn này không thể đảm bảo nguồn cung khí đốt do những tình huống "bất thường".
Ủy viên châu Âu về Thị trường nội khối Thierry Breton cảnh báo, các nước EU "đã tiêu hao kho dự trữ đạn dược, pháo hạng nhẹ và hạng nặng, hệ thống phòng không và chống tăng, thậm chí cả xe bọc thép và xe tăng của mình. Điều này đã tạo ra một lỗ hổng trên thực tế mà hiện cần phải được giải quyết khẩn cấp". (AFP, Sputnik)
Trong cuộc gặp, ông Naryshkin và Thủ tướng Pashinyan đã thảo luận vấn đề quan hệ song phương, vấn đề an ninh khu vực và quốc tế, trong đó có khu vực Nam Caucasus.
Phát biểu trong thông điệp video gửi tới các đại biểu tham dự sự kiện bàn về an ninh lương thực, ông nhận định, thảm họa này có thể tránh được nếu cùng nhau hành động và tìm ra "những giải pháp chính trị táo bạo và có sự phối hợp".
Theo Tổng thư ký LHQ, điều này có nghĩa là "tái hòa nhập ngay lập tức việc sản xuất lương thực của Ukraine, cũng như lương thực và phân bón của Nga vào các thị trường thế giới và duy trì thương mại quốc tế rộng mở". (Sputnik)
Châu Á
Gazprom sẽ giúp NIOC phát triển các mỏ khí đốt Kish và Norh Pars và 6 mỏ dầu khác. Gazprom cũng sẽ tham gia vào công tác hoàn thiện các dự án khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) và xây dựng đường ống khí đốt.
Còn theo hãng thông tấn Tasnim, NIOC đánh giá MoU lần này là hoạt động đầu tư nước ngoài lớn nhất trong lịch sử công nghiệp dầu mỏ của Iran.
Theo ông, Mỹ nên thực hiện các bước đi thực tiễn hướng tới mục tiêu đạt được thỏa thuận trong các cuộc đàm phán.
Nhà ngoại giao Iran khẳng định quyết tâm của nước này trong việc đạt được "thỏa thuận tốt đẹp, mạnh mẽ và bền vững". (THX)
Trong ngày hôm nay, Tổng thống Putin có mặt tại thủ đô Tehran (Iran) để tiến hành hội đàm với lãnh đạo nước chủ nhà và Thổ Nhĩ Kỳ. (Sputnik)
Ông Hayashi cũng đề nghị Saudi Arabia hợp tác nhằm tăng sản lượng dầu bổ sung tại Hội nghị tiếp theo của OPEC+ vào tháng 8 tới, đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ hướng tới hòa bình và ổn định ở Trung Đông. (Kyodo)
Trong thông điệp gửi tới Thủ tướng Kishida, Tổng thống Yoon tin tưởng có thể phối hợp với Thủ tướng Kishida, "một đối tác đáng tin cậy", để phát triển quan hệ song phương, đồng thời bày tỏ hy vọng tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Nhật Bản cũng như gửi lời chia buồn tới sự ra đi của cựu Thủ tướng Abe Shinzo.
Thủ tướng Nhật Bản bày tỏ mong muốn tiến hành thêm các cuộc hội đàm song phương trong thời gian tới. (Kyodo)
Trong bài phát biểu chuẩn bị cho cuộc hội đàm song phương với người đồng cấp Hàn Quốc Choo Kyung-ho, bà Yellen nêu rõ, hai bên sẽ thảo luận phương án áp giá trần đối với mặt hàng dầu từ Nga nhằm hạn chế nguồn thu tài trợ cho chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Hai bên cũng bàn bạc các cách thức khác để buộc Moscow phải chịu trách nhiệm cho hành động tại Ukraine. (Reuters)
Châu Mỹ
Theo ông, "có nhiều bằng chứng cho thấy Lầu Năm Góc tiến hành thí nghiệm những mầm bệnh nguy hiểm nhất để tạo ra vũ khí sinh học, dưới vỏ bọc của việc nghiên cứu mang tính hòa bình".
Ông cũng cáo buộc "các hoạt động bí mật của Lầu Năm Góc ở Ukraine được thực hiện thông qua Cơ quan Giảm thiểu Đe dọa Quốc phòng".
Ông Lavrov nhận định, Mỹ đang cố gắng biện minh cho hành động của mình bằng cách nói rằng tất cả các nghiên cứu sinh học ở Ukraine chỉ nhằm mục đích hòa bình và dân sự, song không đưa ra bằng chứng nào về điều này. (THX)
Lầu Năm Góc trao các hợp đồng này cho 2 công ty Mỹ, gồm L3Harris Technologies Inc. và Northrop Grumman Corp, với tổng cộng 28 vệ tinh có chức năng giám sát tên lửa từ quỹ đạo tầm thấp.
Các vệ tinh được thiết kế với khả năng không chỉ phát hiện các vụ phóng tên lửa siêu thanh mà còn có thể giám sát hành trình của các loại vũ khí tiên tiến này. (Kyodo)
Theo đó, bắt đầu từ tuần này, những người Afghanistan xin cấp mới thị thực sẽ không cần phải nộp đơn theo mẫu riêng để được hưởng quy chế nhập cảnh đặc biệt mà chỉ cần nộp đơn theo một mẫu duy nhất. (Reuters)
Nhà lãnh đạo Mexico nhấn mạnh, ông Assange không vi phạm bất kỳ quyền con người nào và việc bắt giữ Assange là hành động chống lại quyền tự do ngôn luận.
Tháng 6/2022, Vương quốc Anh đã chấp thuận dẫn độ ông Assange sang Mỹ, nơi ông này sẽ phải đối mặt với các cáo buộc hình sự liên quan đến vụ Wikileaks công bố tài liệu quân sự và ngoại giao mật của Mỹ.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận