Tin thế giới 18/4: Hàng chục nghìn quân và khí tài đổ về Moscow; Nga tính "phản đòn" lớn? Lo Trung Quốc, Mỹ có hành động ở Solomon
Diễn biến xung đột Nga-Ukraine, tình hình bán đảo Triều Tiên, diễn biến căng thẳng ở Trung Đông là một số tin thế giới nổi bật trong 24 giờ qua.
Nga
Lễ duyệt binh của Nga sẽ diễn ra trên Quảng trường Đỏ ở Moscow vào ngày 9/5 để kỷ niệm 77 năm Liên Xô chiến thắng Đức Quốc xã trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại 1941-1945.
Hàng loạt khí tài gồm xe bọc thép địa hình Taifun; xe chiến đấu bộ binh BMP-2, BMP-3; các xe tăng chiến đấu chủ lực như T-72B3M, T-90M 'Proryv', T-14 'Armata'; hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander-M; hệ thống tên lửa đất đối không Tor-M2, Buk-M3 và S-400 'Triumf'.... đều có tên trong đội hình lễ duyệt binh.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết, quân đội nước này sẽ tổ chức các cuộc diễn tập trong đêm vào các ngày 28/4, 4/5 và cuộc diễn tập cuối cùng vào ngày 7/5.
Tổng Tư lệnh quân đội Nga Oleg Salyukov được bổ nhiệm làm chỉ huy Lễ duyệt binh Chiến thắng. (TASS)
Kể từ khi Nga khởi động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hôm 24/2, các lệnh trừng phạt nước ngoài đã đóng băng khoảng 300 tỷ trong số 640 tỷ USD dự trữ vàng và ngoại hối của Nga.
Trong khi đó cùng ngày, Thị trưởng Moscow Sergei Sobyanin cho biết, khoảng 200.000 người phải đối mặt với nguy cơ mất việc làm ở thành phố này do các công ty nước ngoài dừng hoạt động hoặc quyết định rút khỏi thị trường Nga. (Reuters)
Nga-Ukraine
Ngày 18/4, Phó Thủ tướng Ukraine Iryna Vereshchuk cho biết trên Telegram: "Vì lý do an ninh nên đã quyết định không mở các hành lang nhân đạo vào hôm nay (ngày 18/4)". (Reuters, AFP)
Ông Zelensky khẳng định, Ukraine sẽ không từ bỏ các vùng lãnh thổ của Ukraine và cho biết Kiev cần đưa ra một số quyết định đối với vấn đề này, nhưng không dựa trên cơ sở tối hậu thư của Nga. Ngoài ra, ông cũng kêu gọi phương Tây tăng cường cung cấp vũ khí cho Ukraine. (Sputnik)
Ông Beaune đưa ra khẳng định này khi được hỏi về lời mời thăm Ukraine mà Tổng thống Zelensky gửi tới người đồng cấp Pháp.
Phát biểu trên kênh Sud Radio, ông Clement Beaune nói: “Tổng thống Pháp không thể thực hiện những chuyến thăm mang tính biểu tượng. Ông ấy sẽ tới Ukraine khi điều đó là hữu ích”.
Ông Beaune nhấn mạnh, Pháp đã cung cấp hỗ trợ quân sự và nhân đạo cho Ukraine. (TASS)
Phát biểu với báo giới, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói: “Liên lạc giữa hai nước vẫn tiếp tục ở cấp độ chuyên gia trong khuôn khổ quá trình đàm phán. Thật không may, phía Ukraine không nhất quán về các điều khoản trong số các điểm đã được nhất trí". (Reuters)
Theo ông, Thổ Nhĩ Kỳ đã tổ chức hai cuộc gặp quan trọng tại Antalya và Istanbul để chấm dứt cuộc khủng hoảng Ukraine và Ankara vẫn đang làm mọi việc có thể để cả hai bên ngồi vào bàn đàm phán.
Người phát ngôn Kalin cho rằng, tình hình ở Ukraine cho thấy "tầm quan trọng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và việc tăng cường các mối quan hệ" .
Bên cạnh đó, điều cần thiết là phải tập trung vào các vấn đề chung giữa Nga và Ukraine nhằm thu hẹp bất đồng về quan điểm và lợi ích. (Sputnik)
Quan chức cấp cao Mỹ thăm Quần đảo Solomon
Ngày 18/4, Nhà Trắng thông báo, Điều phối viên của Nhà Trắng về khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Kurt Campbell và Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á-Thái Bình Dương Daniel Kritenbrink sẽ tới thăm Quần đảo Solomon trong tuần này.
Hai quan chức Mỹ sẽ dẫn đầu một phái đoàn bao gồm các quan chức Bộ Quốc phòng và Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ tới thăm 3 nước: Quần đảo Solomon, Fiji và Papua New Guinea. Động thái diễn ra trong bối cảnh lo ngại đảo quốc Solomon đã ký kết một thỏa thuận khung về an ninh với Trung Quốc.
Tuyên bố của Hội đồng An ninh quốc gia Nhà Trắng nêu rõ: “Phái đoàn (Mỹ) sẽ gặp các quan chức cấp cao của chính phủ các nước nhằm đảm bảo quan hệ đối tác của chúng tôi mang lại sự thịnh vượng, an ninh và hòa bình trên các quần đảo Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”.
Phái đoàn cũng sẽ dừng ở Hawaii để “tham vấn với các quan chức quân sự cấp cao và các đối tác khu vực tại Bộ Chỉ huy Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ”.
Hồi tháng 3 vừa qua, Quần đảo Solomon thông báo đã ký kết một thỏa thuận khung về an ninh với Trung Quốc nhằm đối phó với các mối đe dọa an ninh và đảm bảo một môi trường an toàn cho đầu tư.
Đây được coi là bước xâm nhập lớn của Bắc Kinh vào khu vực vốn được Mỹ và New Zealand coi là “sân sau” của họ trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, Quần đảo Solomon khẳng định sẽ không cho phép xây dựng một căn cứ quân sự của Trung Quốc trên quần đảo này. (Reuters)
Bán đảo Triều Tiên:
Ông khẳng định Mỹ và Hàn Quốc sẽ duy trì "biện pháp răn đe chung mạnh nhất có thể" cũng như đáp trả "có trách nhiệm và dứt khoát" với Bình Nhưỡng.
Tuy nhiên, lưu ý Washington sẵn sàng tham gia đối thoại với Bình Nhưỡng "ở bất cứ nơi đâu mà không kèm theo điều kiện gì", quan chức Mỹ nhấn mạnh, Triều Tiên phải quay trở lại "con đường ngoại giao".
Bên cạnh đó, ông Sung Kim nói: "Điều cực kỳ quan trọng là Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc phải gửi một tín hiệu rõ ràng tới Triều Tiên rằng, chúng ta sẽ không chấp nhận hoạt động thử nghiệm leo thang như bình thường của nước này".
Đặc phái viên Sung Kim cũng cho biết, Mỹ mong muốn hợp tác chặt chẽ với nhóm phụ trách chính sách đối ngoại mới của Hàn Quốc, dự kiến được thành lập sau khi Tổng thống đắc cử Yoon Suk-yeol nhậm chức vào tháng tới.
Theo kế hoạch, đặc phái viên Sung Kim sẽ gặp các quan chức trong nhóm chuyển tiếp của Tổng thống đắc cử Yoon Suk-yeol để phối hợp chính sách về Triều Tiên.
Dự kiến ông Sung Kim sẽ gặp Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Lee In-young vào ngày 19/4 để chia sẻ quan điểm về những diễn biến chính trị mới nhất liên quan Bán đảo Triều Tiên. (Reuters, AFP)
Chính phủ Israel tiếp tục rạn nứt sau bạo lực tại Jerusalem
Ngày 17/4, đảng Hồi giáo Ra’am tuyên bố tạm ngừng tư cách thành viên trong chính phủ liên hiệp của Thủ tướng Naftali Bennett, trong bối cảnh xảy ra đụng độ bạo lực tại khu đền Al-Aqsa (người Do Thái gọi là Núi Đền) ở Jerusalem cuối tuần qua khiến hơn 170 người bị thương.
Theo hãng tin AFP, chính phủ Israel hiện nay pha trộn nhiều ý thức hệ, bao gồm các đảng cánh hữu, các đảng theo đường lối dân tộc Do thái cứng rắn và các đảng tôn giáo như đảng Ra'am.
Trong tháng này, chính phủ Israel đã phải đối mặt với nguy cơ tan rã và phải tổ chức bầu cử lại sau khi nữ nghị sĩ Idit Silman thuộc đảng Yamina đảm nhiệm vị trí người đứng đầu liên minh 8 đảng trong Quốc hội (Knesset) bất ngờ tuyên bố từ chức.
Các vụ đụng độ bạo lực sau đó nổ ra ở xung quanh khu vực Đền Al-Aqsa - địa điểm linh thiêng đối với cả người Hồi giáo và người Do Thái - ở Jerusalem, khiến đảng Ra'am quyết định rời khỏi liên minh.
Trong tuyên bố, đảng Ra’am nêu rõ sẽ từ bỏ liên minh nếu tiếp tục xảy ra tình trạng bạo lực tại Jerusalem. Liên minh cầm quyền hiện nắm giữ 60/120 ghế tại Knesset, do đó, Israel có thể sẽ phải tổ chức một cuộc bầu cử mới nếu đảng Ra’am rời khỏi liên minh.
Đảng Ra'am đưa ra tuyên bố trên vài giờ sau khi hơn 20 người Palestine và Israel bị thương trong các vụ đụng độ xung quanh Đền Al-Aqsa, theo đó tổng số người bị thương kể từ khi đụng độ bùng phát hôm 15/4 tăng lên hơn 170 người.
Nhiều quốc gia Arab như Jordan, Morocco và Sudan đã lên án vụ việc này.
Iran cảnh báo sẽ "nhắm vào trái tim của Israel" nếu bị đe dọa dù nhỏ nhất
Ngày 18/4, Tổng thống Iran Ebrahim Raisi cảnh báo Israel: "Nếu Israel thực hiện một hành động nhỏ nhất chống lại đất nước chúng tôi, các lực lượng vũ trang của chúng tôi sẽ nhắm mục tiêu vào trung tâm của chế độ Israel".
Theo ông Raisi, "Israel tìm cách bình thường hóa quan hệ với các nước trong khu vực nhưng bất kỳ động thái nhỏ nhất nào mà lực lượng Israel thực hiện sẽ không qua được sự chú ý của Lực lượng vũ trang và tình báo Iran".
Trước đó, vào ngày 15/4, Không quân Israel đã tấn công vùng ngoại ô Damascus, nơi đặt hệ thống phòng không và radar của Iran. Kênh truyền hình Al-Hadath có trụ sở tại Dubai đưa tin, một đoàn xe quân sự chở máy bay không người lái của Iran tới căn cứ của Hezbollah cũng đã bị tấn công. (TASS)
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận