Tiểu sử ông Trần Quí Thanh, số tiền ngàn tỷ được gửi ở loạt ngân hàng
Ông Trần Quí Thanh có học hàm tiến sĩ, là người sáng lập và Giám đốc điều hành của Tập đoàn nước giải khát Tân Hiệp Phát.
Theo thông tin từ website doanh nghiệp, ông Thanh xuất thân từ kỹ sư cơ khí, nhưng rẽ hướng kinh doanh sang ngành thực phẩm và khởi nghiệp từ một cơ sở sản xuất nước giải khát nhỏ vào năm 1994 – thời điểm Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ Tân Hiệp Phát được thành lập, dòng sản phẩm chính là sản xuất nước giải khát có ga, nước ngọt và hương vị bia.
Ông Trần Quí Thanh và 2 con gái Trần Uyên Phương (trái), Trần Ngọc Bích (phải). |
Giai đoạn 1995 - 2009, Tân Hiệp Phát liên tục mở rộng thị trường kinh doanh, đưa ra nhiều sản phẩm nổi tiếng vào thị trường nước giải khát Việt Nam. Nổi bật là những cái tên như Nước tăng lực Number 1, Trà xanh Không Độ, Trà thanh nhiệt Dr Thanh, Trà sữa Macchiato Không Độ, Nước tăng lực Number 1 Chanh, Dâu, nước ép trái cây Number 1 Juicie, sữa đậu nành Number 1 Soya, sữa đậu xanh Number 1 Soya, nước tinh khiết Number 1, nước uống vận động Number 1 Active, trà Ô Long Không Độ Linh Chi, Trà Bí đao collagen...
Hiện tại, Tân Hiệp Phát là một thương hiệu lớn, doanh thu cạnh tranh được với các tập đoàn nước giải khát từ nước ngoài tại Việt Nam. Theo bảng xếp hạng VNR500, doanh thu năm 2011 của Tân Hiệp Phát vào khoảng 6,000 tỷ đồng, không thua kém nhiều so với Pepsi Việt Nam.
Vợ của ông Thanh là bà Phạm Thị Nụ - Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc Công ty Tân Hiệp Phát. Gia đình ông có ba người con, là Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích, và Trần Quốc Dũng.
Hiện Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ Tân Hiệp Phát do ông Trần Quí Thanh (sinh năm 1953) làm Tổng Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật; ông Riddle David Charles (sinh năm 1950, Quốc tịch Anh) làm Phó Tổng Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật; bà Trần Ngọc Bích làm Giám đốc, bà Trần Uyên Phương làm Phó Tổng Giám đốc.
Theo thông tin thay đổi về vốn điều lệ tính đến ngày 09/09/2022, Tân Hiệp Phát có vốn điều lệ 1,706 tỷ đồng với các cổ đông gồm bà Phạm Thị Nụ nắm 54.493%, bà Trần Uyên Phương nắm 29.384%, bà Trần Ngọc Bích nắm 16.123%. Tuy nhiên đến ngày 22/09/2022, vốn điều lệ đăng ký của Tân Hiệp Phát giảm còn 276 tỷ đồng, các tỷ lệ sở hữu của gia đình ông Thanh không tha
Lịch sử đăng ký giao dịch bảo đảm cho thấy, vào năm 2013, Tân Hiệp Phát từng đăng ký giao dịch bảo đảm với Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông (nay đã sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam - MSB) với tài sản bảo đảm là sổ tiết kiệm có số tiền gửi hơn 7.2 triệu USD.
Còn vào ngày 27 – 29/03 mới đây, bà Phạm Thị Nụ đăng ký giao dịch bảo đảm với BIDV - Chi nhánh Nam Bình Dương với loạt tài sản bảo đảm là 4 thẻ tiết kiệm tổng mệnh ghía 819 tỷ đồng (lãi suất 12.5 – 13%/năm và đáo hạn vào ngày 12/04/2024) do Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcomBank) phát hành; 3 thẻ tiết kiệm tổng mệnh giá 550 tỷ đồng (lãi suất 13%/năm, kỳ hạn từ 11/11/2022 – 14/02/2024) do Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) – Phòng Giao dịch Cộng hòa phát hành; thẻ tiết kiệm 115 tỷ đồng (lãi suất 11.5%/năm, kỳ hạn từ 16/03/2023 – 16/03/2024) do Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM (HDBank, HOSE: HDB) – Chi nhánh Cộng hoà phát hành; hai thẻ tiết kiệm tổng mệnh giá 215 tỷ đồng (lãi suất 11.5%/năm, kỳ hạn từ 27/03/2023 – 27/03/2024) do HDBank – Chi nhánh Cộng hoà phát hành.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận