Tiền cho vay “ chơi” chứng khoán lập đỉnh lịch sử – Nhóm chứng khoán tại sao không tăng?
Dư nợ margin tiếp tục tăng trưởng qua từng quý nhưng thanh khoản lại càng teo tóp. Nguyên nhân là tại sao?
Giải thích cho điều dư nợ liên tục tăng mạnh là do các cổ đông lớn của doanh nghiệp vay bằng việc thế chấp cổ phiếu. Vay ngân hàng, nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện vay, hết hạn mức hoặc cần tài sản đảm bảo... Trong khi đó, thủ tục cầm cố, thế chấp tài sản là cổ phiếu để vay các CTCK lại đơn giản và linh hoạt hơn nhiều
Về rủi ro khi thế chấp bằng cổ phiếu thì khi thị trường chung rủi ro hay 1 cú crash chẳng hạn, khi bị giảm xuống mức giá thế chấp của doanh nghiệp thì cổ phiếu sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề
Tỷ lệ dư nợ cho vay Margin/VCSH vẫn thấp hơn so với mức đỉnh, giai đoạn đỉnh là giai đoạn đầu năm 2022 khi dư nợ margin trên vốn chủ sở hữu của các công ty chứng khoán đều trên 120%. Và giai đoạn này doanh nghiệp thế chấp cổ phiếu để vay nên vốn nên lượng margin trên thị trường thực tế trên TTCK còn thấp hơn nữa, thị trường vẫn ở giai đoạn an toàn
=> Tổng kết thì dư nợ có tăng nhưng margin đã căng chưa thì là chưa. Vì căng margin tính Margin/VCSH. Thường tối đa tỷ lệ cho vay đối với 1 cty chứng khoán sẽ là gấp 2 lần VCSH. Nếu nhìn thống kê bên trên thì dư nợ cho vay đối với đa số công ty chứng khoán dư địa vẫn còn vì hàng loạt công ty chứng khoán đã nhiều lần tăng vốn trong giai đoạn từ giữa năm 2023-2024
=> Còn câu chuyện nhóm chứng khoán không tăng theo quan điểm của ad thì là do định giá đắt, KQKD quý 3 cũng không có triển vọng gì tích cực, dự nợ tăng thực chất đến từ các deal với doanh nghiệp chứ không đến từ nhu cầu trên TTCK
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận