Tiềm năng cổ phiếu LPB- Liên Việt PostBank
2023-24: LN vẫn tăng trưởng bất chấp khó khăn liên quan đến NIM/dự phòng
Trong 2 năm tới, kỳ vọng tăng trưởng tín dụng của LPB sẽ đạt 12%/năm và NIM sẽ giảm 25 điểm cơ bản xuống ~3,8% từ ~4,0% trong 2022 (mức cao nhất được ghi nhận trong 5 năm qua). Dự phóng LN ròng trong 2023-24 thêm 7-8% lên lần lượt 4,9 nghìn tỷ đồng/5,6 nghìn tỷ đồng. Với dự phóng mới, tăng trưởng LN vẫn tương đối tốt ở mức 8%/14% từ nền cao năm 2022.
Cho đến cuối 2022, chất lượng tài sản vẫn được kiểm soát tốt
Tỷ lệ nợ xấu chỉ tăng 6 điểm cơ bản so với quý trước và 13 điểm cơ bản so với cùng kỳ lên 1,5% vào cuối 2022. Trong cả 2022, ngân hàng đã sử dụng dự phòng để xử lý 1,4 nghìn tỷ đồng nợ xấu (+237% svck), tương ứng với tỷ lệ 0,6% trên dư nợ cho vay (+42 điểm cơ bản svck).
Gần 70% tổng giá trị nợ xấu được xử lý nằm trong Q4/22; LPB đã tận dụng khoản phí trả trước để xử lý nợ xấu mạnh tay hơn. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) tiếp tục ổn định ở mức 142% vào cuối 2022 so với 114% vào cuối 2021.
Một điểm tích cực khác liên quan đến chất lượng tài sản của LPB là ngân hàng này không đầu tư trái phiếu doanh nghiệp và có tỷ trọng cho vay thấp đối với lĩnh vực bất động sản, đặc biệt là các doanh nghiệp phát triển BĐS (chỉ chiếm 0,42% tổng dư nợ cho vay) vốn đang gặp khó khăn về dòng tiền. Tuy vậy, chi phí dự phòng của LPB sẽ ở mức cao trong vài quý tới khi nền kinh tế Việt Nam đang trải qua một giai đoạn hết sức khó khăn. Trong 2023- 24, chúng tôi hiện dự phóng chi phí dự phòng lần lượt ở mức 3,0 nghìn tỷ đồng/3,2 nghìn tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ 1,2%/1,1% dư nợ cho vay bình quân, so với 1,4% trong năm 2022
Thu nhập từ phí, đặc biệt là banca, đang trở thành nguồn thu quan trọng
LPB ghi nhận thu nhập từ phí tăng trưởng kép 62% trong 2019-22, cao hơn so với mức tăng trưởng kép 30% của tổng thu nhập hoạt động trong cùng thời gian. Trong 2022, thu nhập từ phí chiếm 12% tổng thu nhập hoạt động, so với chỉ 6% trong 2019.
Tháng 11 năm ngoái, LPB đã ký thỏa thuận độc quyền mới với Dai-ichi Life có thời hạn 15 năm, bắt đầu từ tháng 12/2022. Ngân hàng không tiết lộ số phí trả trước hay cách ghi nhận khoản phí này. Dựa trên so sánh với VPB, ngân hàng đã nhận được 5,5 nghìn tỷ đồng phí trả trước từ thương vụ với AIA vào năm ngoái, ước tính phí trả trước của LPB có thể ở khoảng 2,0 nghìn tỷ đồng.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận