Tích sản- Phương pháo đầu tư dài hạn an toàn, hiệu quả
Dù việc tích sản là lâu dài và chọn những doanh nghiệp ít có tính chu kỳ nhưng nếu chọn sai thời điểm như khi thị trường đang ở vùng đỉnh thì sẽ gặp rủi ro hoặc thu được lợi nhuận thấp.
I, Tích sản là gì?
1, Khái niệm:
Tích sản cổ phiếu, hiểu đơn giản là tích lũy tài sản dưới hình thức cổ phiếu, là hình thức đầu tư dài hạn, giúp sinh ra nguồn thu nhập thụ động trong thời gian dài.
2, Đặc điểm:
- Mua một lượng cổ phiếu nhất định đều đặn hàng tuần, hàng tháng hoặc hàng quý
- Thời gian nắm giữ cổ phiếu tính bằng năm(thường trên 3 năm)
- Cổ phiếu tích sản phải đạt các tiêu chí nhất định theo phương pháp tích sản
- Tạo ra nguồn thu nhập thụ động sau quảng thời gian dài
- Đầu tư theo phương pháp đầu tư giá trị
3, Luận điểm đầu tư:
Từ 2015 đến hết năm 2023 chỉ số VNIndex tăng 120% (từ 546 điểm lên 1200 điểm), ngoại tệ tăng 11%, gửi tiết kiệm tăng 41%, vàng tăng 90%, đất nền tăng 69%, chung cư tăng 97%.
Như vậy chứng khoán vẫn là kênh đầu tư tăng nhiều nhất. Dù chứng khoán được coi là kênh đầu tư rủi ro nhất trong các kênh đầu tư trên nhưng “Tích Sản” là phương pháp đầu tư an toàn nhất trong đầu tư chứng khoán (tỷ suất lợi nhuận sẽ thấp hơn trung bình chỉ số VNIndex)
* Triển vọng của các kênh đầu tư
- Gửi tiết kiệm: Xu thế chung trên toàn cầu là lãi suất gửi tiết kiệm ngày càng giảm vì chính phủ các nước muốn tiền được đưa vào sản xuất kinh doanh, lãi suất thường được duy trì ở mức thực dương (trên mức lạm phát). Nhiều nước duy trì mức lãi suất bằng 0 trong thời gian dài
- Ngoại tệ: Xu thế phi đô la hóa đang diễn ra mạnh mẽ nhất là sau khi Mỹ và Liên minh Châu Âu phong tõa tài khoản của Nga, ngắt Nga ra khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu. Các nước tích cực sử dụng nội tệ trong mua bán trao đổi song phương nên Ngoại tệ có xu thế ngày càng giảm giá.
- Vàng: Vàng thường tăng khi có biến động về chính trị, chiến tranh, là công cụ chống rủi ro nên về dài hạn xu thế tăng không lớn.
- Bất động sản: Với một nước đang phát triển như Việt Nam với GDP hàng năm tăng cao (6,5%/năm) và tốc độ đô thị hóa nhanh, cơ sở hạ tầngN ngày càng phát triển thì BĐS còn tăng nhiều. Luật BĐS 2024 khi ban hành sẽ siết chặt về quản lý dẫn đến chỉ có DN uy tín, có nguồn lực lớn mới có lợi nhuận cao, sân chơi này ngày càng khó cho NĐT cá nhân. Mổi chu kỳ BĐS kéo dài 8-10 năm nên nếu không đầu tư đủ dài việc kiếm lợi nhuận ngày càng thấp.
- Chứng khoán: Thị trường CK VIệt Nam còn non trẻ (23 năm so với 400 năm trên TG) nên dư địa phát triển còn lớn. Số tài khoản CK mới đạt 7% dân số so với 50% tài khoản trên dân số của các nước phát triển cho thấy tiềm năng tăng trưởng lớn. Thị trường CK là phong vũ biểu của nền kinh tế nên với tốc độ tăng trưởng GDP hằng năm cao thì CK cũng tăng rất tốt
4, Lợi ích của phương pháp tích sản:
- Có nguồn thu nhập thụ động
- Tính an toàn cao
- Ít bị chi phối bởi tâm lý
- Tận dụng được sức mạnh của lãi kép (nếu 1 tháng mua 3tr = 1 năm 36tr * lợi suất 15%/năm, đầu tư 20 năm thu 4,24 tỷ)
- Mất ít thời gian theo dỏi, quản lý
- Hình thành thói quen tích lũy và tiết kiệm
5, Rủi ro trong việc tích sản:
- Chọn sai thời điểm
- Chọn sai doanh nghiệp
- Chọn sai loại hình doanh nghiệp tích sản
- Thiếu tính kỷ luật
- Phân bổ nguồn lực không phù hợp
II, Phương pháp tích sản hiệu quả
1, Chọn thời điểm:
Dù việc tích sản là lâu dài và chọn những doanh nghiệp ít có tính chu kỳ nhưng nếu chọn sai thời điểm như khi thị trường đang ở vùng đỉnh thì sẽ gặp rủi ro hoặc thu được lợi nhuận thấp
2, Chọn doanh nghiệp:
- Doanh nghiệp ít mang tính chu kỳ hoặc chu kỳ dài (Điện, Nước...)
- Doanh nghiệp mang tính đại diện cao (Vật liệu cơ bản...)
- Doanh nghiệp đầu ngành có tăng trưởng ổn định và bền vững (phân tích cơ bản về DN). FPT, HPG, PC1...
3, Phân bổ nguồn lực:
- Tính toán kỹ mức chi tiêu và mức tiết kiệm ổn định trong thời gian dự định tíc sản
- Chọn chu kỳ tích sản phù hợp( tuần, tháng, quý)
- Cơ cấu danh mục phù hợp
- Chọn điểm mua tối ưu
- Chọn phương pháp tích sản linh hoạt (có giá tốt mua nhiều hơn, mua gộp cho các kỳ kế tiếp để có giá vốn thấp, bán rồi mua lại trong nhịp điều chỉnh..)
4, Quản trị bản thân và danh mục:
- Kỷ luật trong tích lủy nguồn lực
- Kỷ luật trong giao dịch
- Không ngừng học tập nâng cao kiến thức để bắt kịp thị trường
b, Quản lý danh mục
- Định kỳ theo dõi thị trường và kiểm tra danh mục (cuối ngày, cuối tuần, cuối tháng…)
- Đánh giá lại thị trường và danh mục sau mổi 6 tháng
- Kịp thời xử lý khi danh mục có vấn đề ngoài dự kiến
- Quản trị rủi ro
“Trên đây là phần trình bày về phương pháp đầu tư tích sản. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của NĐT. Video phân tích chi tiết và đầy đủ bên dưới các bạn vào xem nhé!”
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận