Thực trạng và giải pháp huy động nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp khoa học công nghệ khởi nghiệp
Bài viết đưa ra một số lý thuyết về nguồn vốn của các doanh nghiệp khởi nghiệp. Đồng thời, nêu thực trạng tiếp cận vốn của doanh nghiệp khoa học công nghệ trong thời gian qua. Từ đó, đề xuất một số giải pháp hữu hiệu nhằm góp phần thúc đẩy việc tiếp cận nguồn vốn tới các doanh nghiệp khởi nghiệp nhằm hỗ trợ tối đa trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
1. Khái quát về nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp khoa học công nghệ khởi nghiệp
Đối với tất cả các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp khoa học công nghệ nói riêng, nguồn vốn đóng vai trò hết sức quan trọng. Ở các giai đoạn phát triển khác nhau của doanh nghiệp, với khả năng tài chính, tiềm năng phát triển cũng như thực lực khác nhau, một doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (DNKNST) sẽ cần lượng vốn và loại hình vốn khác nhau.
Thông thường, các nguồn vốn có thể huy động được của DNKNST được chia thành 2 nhóm: Nguồn vốn bên trong (vốn tự có, vốn từ gia đình bạn bè); Các nguồn vốn bên ngoài mà DNKNST có thể tiếp cận gồm có các khoản tài trợ (phần lớn đến từ Chính phủ), vốn vay, vay bảo lãnh, vốn đầu tư từ các quỹ đầu tư mạo hiểm và nhà đầu tư (NĐT) thiên thần, từ doanh thu và một số hình thức tài chính mới hiện nay như cho vay ngang hàng, gọi vốn cộng đồng hay ICO...
2. Thực trạng thị trường vốn hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam năm 2020
Theo Báo cáo “Đổi mới sáng tạo và đầu tư công nghệ Việt Nam 2020” do Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC - Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và Quỹ Đầu tư mạo hiểm do Ventures phát hành ngày 31/5/2021, tổng vốn đầu tư vào các startup tăng liên tục qua các năm và đỉnh cao là năm 2019 với 126 thương vụ và 874 triệu USD. Mặc dù năm 2020, tổng vốn đầu tư sụt giảm 48% xuống còn 451 triệu USD, nhưng số thương vụ chỉ giảm có 17%.
Tỷ lệ thương vụ thành công của các startup Việt Nam chiếm 14% tổng số thương vụ của khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 3 trong khu vực (cùng vị trí năm 2019), sau Indonesia (27%) và Singapore (37%). Tuy vậy, tỷ lệ vốn đầu tư vào đổi mới sáng tạo và công nghệ của Việt Nam chỉ đứng thứ 4, xếp sau Indonesia (70%), Singapore (14%), Malaysia và Thái Lan (5%). Việc thiếu vắng những thương vụ quy mô lớn là nguyên nhân chính khiến thứ hạng Việt Nam trong khu vực giảm bậc. Điều này cho thấy sự hấp dẫn của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam. (Hình 1)
Cụ thể, lĩnh vực đầu tư vào các ngành khởi nghiệp theo báo cáo như Hình 2.
Có thể thấy, lĩnh vực nhận được vốn đầu tư đối với thanh toán, bán lẻ, giáo dục vẫn giữ vị trí đứng đầu, Song lại có sự thu hẹp về mức đầu tư khi ngành thanh toán phần vốn đầu tư giảm từ 300 triệu USD, xuống còn 101 triệu USD trong năm 2020 (tỷ lệ giảm 66%);, lĩnh vực bán lẻ giảm từ 196 triệu USD xuống còn mức đầu tư là 85 triệu USD (tỷ lệ giảm 58%); giáo dục là ngành có sự sụt giảm lớn nhất từ 32 triệu USD vốn đầu tư xuống còn 8 triệu USD (tỷ lệ giảm 75%). Nhìn chung, do khó khăn bởi dịch bệnh trong năm 2020, hầu hết vốn đầu tư vào các ngành sụt giảm, chỉ có bất động sản hạ tầng và việc làm là tăng lên, đặc biệt là phần đầu tư vào các startup nhằm tìm kiếm việc làm.
Những phân tích trên cho thấy, năm 2020 là một năm thử thách nhưng ẩn chứa nhiều cơ hội đối với bối cảnh đầu tư đổi mới sáng tạo và công nghệ toàn cầu và thị trường Việt Nam không phải ngoại lệ. Tổng số vốn đầu tư vào các startup công nghệ Việt Nam đạt 451 triệu USD, giảm 48% so với năm 2019, chủ yếu do sự vắng bóng của các vòng gọi vốn có giá trị đáng kể đã được các công ty lớn khép lại trong năm trước.
Tuy nhiên, số lượng các khoản đầu tư giảm không đáng kể ở mức 17%, trong đó, ghi nhận 60 thương vụ vào nửa cuối năm - con số tương đương với cùng kỳ năm trước. Điều này đồng nghĩa việc quỹ nội địa bắt đầu phát huy vai trò quan trọng trong giai đoạn này. Do Ventures ghi nhận hơn một nửa trong tổng số lượng thương vụ đầu tư vào startup công nghệ Việt Nam được thực hiện bởi các quỹ đầu tư nội địa. Đây là chỉ dấu cho thấy vai trò quan trọng của các nhà đầu tư nội địa trong việc hỗ trợ startup giai đoạn đầu tiếp tục tiến xa hơn vào chặng đường nhiều thử thách như hiện nay.
3. Một số giải pháp đề xuất
Tổ chức đầu mối cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện chuyển đổi các tổ chức khoa học công nghệ công lập sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, hoặc chuyển sang thành lập các doanh nghiệp khoa học công nghệ theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra, tổ chức đầu mối này còn giữ vai trò tích cực trong việc tạo ra các kết nối giữa doanh nghiệp, viện nghiên cứu/trường đại học để hỗ trợ cho quá trình đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp.
Mặt khác, tổ chức các diễn đàn/hội thảo để kết nối doanh nghiệp khoa học công nghệ và các quỹ đầu tư nội địa và quốc tế nhằm cung cấp thông tin cho 2 bên, tăng cơ hội cho doanh nghiệp khởi nghiệp trở thành đối tượng đầu tư của các đối tác lớn này, đồng thời, giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn tài trợ từ các quỹ hơn.
- NIC và Do Ventures (2020), “Đổi mới sáng tạo và đầu tư công nghệ Việt Nam 2020”, Báo cáo.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2019). Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2019, Nxb Thống kê, Hà Nội.
- Chung Thủy (2018). 60% doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa tiếp cận được nguồn vốn tín dụng, truy cập từ https://vov.vn/Print.aspx?id=797249
- Nghiêm Xuân Thanh (2019). Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn cho khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa, Tạp chí Ngân hàng, số chuyên đề đặc biệt năm 2019.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận