Thực phẩm Sao Ta: “Thị trường EU không dễ xâm nhập do kỹ tính và yêu cầu cao”
Theo CTCP Thực phẩm Sao Ta (HOSE: FMC), hiệp định EVFTA mở ra sẽ có lợi chung cho nhiều ngành hàng trong đó có ngành tôm. Khi EVFTA có hiệu lực thì tôm Việt Nam có sức cạnh tranh lớn.
Tuy nhiên, FMC cho rằng thị trường EU không dễ xâm nhập do kỹ tính và yêu cầu cao về chất lượng và truy xuất nguồn gốc nguyên liệu. FMC có lợi thế hơn các đối thủ cùng ngành khi đã mở rộng vùng nuôi ASC lớn.
+ Tính hợp pháp của vùng nuôi, sử dụng đất, nguồn nước và quản lý dịch bệnh, thuốc thú y thủy sản hợp lý.
+ Sản phẩm đem bán hay lưu hành trên thị trường phải bảo đảm được các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của khách hàng, sản phẩm bắt buộc phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để khi cần có thể truy nguyên được nguồn gốc.
+ Người sản xuất, lưu thông, phân phối đều có liên đới chịu trách nhiệm với sản phẩm của họ đối với mọi khách hàng trong và ngoài nước. Vì vậy, mỗi sản phẩm đều cần phải có lý lịch rõ ràng, được ghi chép tỷ mỉ và được kiểm tra định kỳ theo yêu cầu của từng loại sản phẩm.
Thuế chống bán phá giá vào thị trường Mỹ năm 2018 là 0% nên FMC tự tin để tăng thị phần ở Mỹ trong năm 2019. Ở thị trường Mỹ, mặc dù tôm Ấn Độ và Indonexia chiếm tỷ trọng lớn (lần lượt 40% và 15%) nhưng tôm các nước này chỉ chế biến ở mức độ tôm tươi đông rời, nên FMC vẫn có lợi thế ở các mặt hàng giá trị gia tăng.
FMC cho biết thêm Công ty sẽ được hoàn thuế POR13, số tiền khoảng 10 tỷ đồng nhưng thủ tục nhận tiền hoàn thuế rườm rà và hiện nay FMC đang nhờ Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, HOSE: VCB) làm thủ tục hoàn thuế.
Cũng theo FMC, dịch Covid-19 làm tăng chi phí hoạt động và giảm năng suất nhưng tình hình đơn hàng của FMC chỉ bị ảnh hưởng nhẹ do có sự chủ động thương lượng với khách hàng.
Trả lời một câu hỏi của cổ đông về tỷ lệ nhập khẩu tôm Ấn Độ của FMC, phía Công ty cho biết tất cả các khách hàng đều yêu cầu truy suất nguồn gốc nguyên liệu. Nếu nhập tôm Ấn Độ giá rẻ về chế biến thì phải có sự đồng ý của người mua về nguồn gốc nguyên liệu. Nếu nhập tôm Ấn Độ mà khai báo tôm Việt Nam là hành vi gian lận thương mại, vi phạm đạo đức kinh doanh. FMC hoàn toàn không có nhập khẩu lô tôm Ấn Độ nào trong 2019 và 2020.
Kế hoạch lãi cao nhất kể từ khi niêm yết
Trong năm 2020, FMC lên kế hoạch lãi trước thuế đạt 250 tỷ đồng (cao nhất kể từ khi niêm yết), tăng 6% so với thực hiện năm trước và tổng doanh thu cũng tăng 12%, lên mức 4,170 tỷ đồng. Bên cạnh đó, FMC cũng dự kiến chi trả cổ tức năm 2020 bằng tiền mặt tỷ lệ 25%.
Trong năm 2020, FMC dự kiến sẽ bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh mới là sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa, in ấn và sản xuất bao bì từ plastic.
ĐHĐCĐ FMC cũng đã thông qua phương án chia trả cổ tức 2019 là 25% (2,500 đồng/cp) so với kế hoạch là 20%. Được biết, FMC đã thực hiện tạm ứng cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 15%.
Ngoài ra, Đại hội lần này của FMC cũng đã thông qua việc bầu 5 thành viên HĐQT và 3 thành viên BKS cho nhiệm kỳ 2020-2025. Trong đó, bầu mới 1 thành viên HĐQT là ông Nguyễn Văn Khải và 3 thành viên Ban kiểm soát.
Danh sách Thành viên HĐQT trúng cử
Trên thị trường, kể từ đáy được thiết lập vào phiên 31/03 tại mức giá 15,950 đồng/cp, giá cổ phiếu FMC bật tăng mạnh lên mức 29,950 đồng/cp (08/06). Hiện, giá FMC đang giao dịch quanh mức 26,200 đồng/cp (chốt phiên 15/06/2020), tăng 62% kể từ đáy phiên 31/03 với khối lượng giao dịch bình quân hơn 115,000 cp/phiên.
Diễn biến giá cổ phiếu FMC từ đầu năm 2020 đến nay
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận