menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
An Bang

Thực hư việc tư nhân thành lập "siêu doanh nghiệp" có vốn 22 tỉ USD

Dư luận dấy lên nghi vấn liệu doanh nghiệp thành lập với vốn điều lệ 500.000 tỷ đồng là thật hay ảo?

Sau vụ doanh nghiệp 6 tỷ USD được thành lập đầu năm 2020 thì trong tháng 5 vừa qua lại thêm một doanh nghiệp được thành lập với mức vốn điều lệ 500.000 tỷ đồng.

Một trong ba cá nhân lập hai doanh nghiệp sản xuất phần mềm đã đăng ký góp số vốn gần 523.000 tỷ đồng, gấp 2,8 lần tài sản của ông Phạm Nhật Vượng.

Số liệu về tình hình đăng ký doanh nghiệp ghi nhận sự đột biến trong tháng 5 khi có hai doanh nghiệp được thành lập tại TP HCM với tổng vốn đăng ký lên tới hơn 22 tỷ USD.

Thực hư việc tư nhân thành lập "siêu doanh nghiệp" có vốn 22 tỉ USD

Một trong ba doanh nghiệp được thành lập chớp nhoáng gần đây đều do một cá nhân làm tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật, với số vốn lên đến hơn 500.000 tỉ đồng.

Trong đó, Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Công nghệ Tự động Toàn Cầu (Auto Investment Group) đăng ký vốn điều lệ 500.000 tỷ đồng (hơn 21,5 tỷ USD), đặt trụ sở tại tầng 46, tòa nhà Bitexco Financial Tower, TP HCM, do ba cổ đông cá nhân góp vốn.

Quy mô vốn của Auto Investment Group vượt xa các doanh nghiệp hàng đầu thị trường hiện nay, thậm chí bao gồm cả chỉ tiêu vốn hóa. Đơn cử như Tập đoàn Vingroup, doanh nghiệp giá trị nhất sàn chứng khoán, hiện có vốn điều lệ hơn 34.000 tỷ đồng, với vốn hóa trên thị trường gần 400.000 tỷ đồng. Đứng thứ hai là Vietcombank với vốn hóa hơn 360.000 tỷ đồng, vốn điều lệ đạt hơn 37.000 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Vũ Quốc Anh (sinh năm 1986) là cổ đông lớn nhất, đăng ký góp 499.998 tỷ đồng, tương đương 99,996% vốn điều lệ.

Ngoài ông Quốc Anh, hai cá nhân góp vốn khác là Nguyễn Thị Diễm Hằng và Lưu Hữu Thiện, mỗi người đăng ký góp 1 tỷ đồng, tương đương 0,002% vốn điều lệ.

Ba cá nhân này còn góp vốn vào một doanh nghiệp khác, là Công ty cổ phần Tập đoàn Kinh doanh Tự động Toàn Cầu (GAB Group). Công ty này đăng ký vốn điều lệ 25.000 tỷ đồng, đặt trụ sở tại tầng 72, tòa nhà Landmark 81, TP HCM. Cấu trúc sở hữu cũng tương tự, khi ông Quốc Anh là cổ đông lớn nhất đăng ký góp 23.000 tỷ đồng (92%). Hai cổ đông Nguyễn Thị Diễm Hằng và Lưu Hữu Thiện mỗi người đăng ký góp 1.000 tỷ đồng (4%).

Thực hư việc tư nhân thành lập "siêu doanh nghiệp" có vốn 22 tỉ USD
Trụ sở chính của công ty đặt tại tầng 46, tòa nhà Bitexco Financial Tower, số 2 đường Hải Triều, Bến Nghé, quận 1, TP.HCM.

Hai công ty này cùng đăng ký ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất phần mềm. Đồng thời, ông Nguyễn Vũ Quốc Anh giữ vai trò đại diện theo pháp luật và tổng giám đốc cả hai công ty.

Nếu góp đủ theo đăng ký với cả hai công ty, ông Quốc Anh sẽ chi ra gần 523.000 tỷ đồng, tương đương 22,6 tỷ USD. Hiện tại, người giàu nhất Việt Nam theo công nhận của Tạp chí Forbes (Mỹ) là ông Phạm Nhật Vượng với tài sản 8,1 tỷ USD.

Thông tin này dẫn đến hai thắc mắc:

Một là con số lên đến 22 tỉ USD do 3 cá nhân sở hữu, tương đương 7-8% GDP cả nước là điều khó tin.

Thứ hai, thông tin về người sở hữu khối tài sản khổng lồ này khá “mù mờ”, đặc biệt nhân vật này mới 35 tuổi.

Vậy việc đăng ký như trên thật hay ảo?

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2020, vốn điều lệ là: Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần. Theo đó, có thể hiểu vốn điều lệ là tổng giá trị phần vốn góp của các thành viên góp vốn hoặc cổ đông. Hoặc giá trị cổ phần đã thanh toán khi thành lập doanh nghiệp.

Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, vốn điều lệ do công ty tự đăng ký và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung kê khai. Thực tế cho thấy, doanh nghiệp không cần phải chứng minh vốn điều lệ tại bước đăng ký doanh nghiệp.

Trừ trường hợp ngành nghề đăng ký của doanh nghiệp yêu cầu vốn pháp định thì vốn điều lệ không được thấp hơn mức vốn pháp định này. Việc chứng minh chỉ để biết doanh nghiệp có đủ điều kiện được thành lập và hoạt động ngành nghề đó hay không.

Nói cách khác, vốn điều lệ là khoản vốn được doanh nghiệp tự do đăng ký và không có ràng buộc gì với quy định của pháp luật, người góp vốn sẽ chịu trách nhiệm trên khoản vốn góp của mình. Pháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu là bao nhiêu, hoặc mức vốn điều lệ công ty tối đa là bao nhiêu khi doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh bình thường.

Do vậy, việc cá nhân đăng ký thành lập công ty có vốn 22 tỉ USD không có nghĩa là cá nhân này sở hữu khoản tiền tương tự.

Đầu năm 2020, Hà Nội cũng ghi nhận một trường hợp doanh nghiệp đăng ký vốn cao đột biến. Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư quốc tế và Dịch vụ thương mại USC (USC Interco) được đăng ký với vốn 144.000 tỷ đồng, cũng do các cổ đông cá nhân đóng góp.

Tuy nhiên, bà Kim Thị Phương, một trong ba cổ đông của doanh nghiệp này đã thừa nhận số vốn 144.000 tỷ là do hai cổ đông còn lại "say rượu, đăng ký nhầm".

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả