Tìm mã CK, công ty, tin tức


Đọc nhiều
Bình luận nhiều
Không thể đơn giản đồng nhất chủ nghĩa tư bản với khu vực tư nhân. Thực tế, các nền kinh tế tư bản luôn liên tục “làm mới” khu vực tư để khơi dậy năng lực đổi mới, sáng tạo và tạo động lực tăng trưởng.
Việc Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trương thúc đẩy kinh tế tư nhân là một hướng đi đúng đắn, phù hợp với xu thế chung. Tuy nhiên, điều quan trọng không kém là Việt Nam cần quan sát, phân tích kinh nghiệm quốc tế để rút ra bài học phù hợp cho bối cảnh trong nước.
Từ Mỹ xin đóng góp bài viết 2 kỳ về chủ đề nóng hổi này, về kinh nghiệm phát triển khu vực tư nhân, từ Reagan đến Trump để độc giả tham khảo.
----
Thúc đẩy kinh tế tư nhân và bài học từ Mỹ (kỳ I)
(Trích)
"Mô hình America Inc. dưới thời chính quyền Trump 2.0 - coi chính phủ như một tập đoàn cần tái cấu trúc để hoạt động hiệu quả, linh hoạt và tiết kiệm - gồm 10 điểm nhấn chiến lược.
Từ Reaganomics…
Vào đầu những năm 1980, Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Ronald Reagan khởi xướng Reaganomics - một cuộc cách mạng kinh tế đánh dấu sự chuyển dịch từ mô hình “chính phủ lớn” sang nền kinh tế định hướng thị trường.
Reaganomics dựa trên 4 trụ cột chính: Giảm mạnh thuế cá nhân và doanh nghiệp để kích thích đầu tư; cắt giảm chi tiêu công trong các chương trình phúc lợi; nới lỏng quy định hành chính để giảm sự can thiệp của chính phủ; kiểm soát cung tiền để kiềm chế lạm phát.
Tư duy cốt lõi của Reaganomics là “trickle-down economics” - lý thuyết cho rằng khi chính phủ tạo điều kiện cho tầng lớp giàu có và doanh nghiệp phát triển, lợi ích kinh tế sẽ lan tỏa xuống toàn xã hội qua việc làm và tăng trưởng.
Kết quả là Mỹ trải qua một thập kỷ tăng trưởng mạnh mẽ: Lạm phát giảm từ 13% năm 1980 xuống 4% năm 1988, hơn 16 triệu việc làm được tạo ra, và năng suất khu vực tư nhân tăng đáng kể. Các công ty như IBM hay General Motors đã tận dụng chính sách thuế thấp để mở rộng sản xuất, góp phần định hình nền kinh tế hiện đại.
Tuy nhiên, Reaganomics cũng để lại di sản phức tạp. Thâm hụt ngân sách tăng vọt từ 74 tỷ USD năm 1980 lên 221 tỷ USD năm 1986, nợ công bắt đầu leo thang, và chênh lệch giàu nghèo mở rộng.
Dù vậy, Reaganomics đã đặt nền móng cho tư duy kinh tế dựa vào khu vực tư nhân - một triết lý mà sau này Tổng thống Donald Trump tiếp tục phát triển dưới cái tên Trumponomics trong nhiệm kỳ thứ hai (Trump 2.0) bắt đầu từ năm 2025.
…đến mô hình America Inc.
Chính quyền Tổng thống Trump 2.0 đã áp dụng tư duy quản trị doanh nghiệp để điều hành đất nước, hay còn gọi là “America Inc.”. Theo quan điểm của nội các, nếu chính phủ liên bang là một công ty đại chúng, nó đã phá sản từ lâu vì thua lỗ kéo dài và quản lý kém.
Tỷ phú Elon Musk, Cố vấn cấp cao của Tổng thống Trump, từng nhận xét: “Nếu chính phủ là công ty, nó sẽ bị hủy niêm yết ngay lập tức vì thất bại trong kiểm toán và các quan chức sẽ bị truy tố”.
Mô hình America Inc. của Trumponomics coi chính phủ như một tập đoàn với 4 triệu nhân viên và doanh thu 5 nghìn tỷ USD mỗi năm. Thay vì chi tiêu vô tội vạ, mọi hoạt động phải tối ưu hóa tài sản, hiệu suất, và mang lại ROI (lợi tức đầu tư) rõ ràng. Các cơ quan công được yêu cầu báo cáo lỗ - lãi, đo lường hiệu quả đầu ra thay vì chỉ dựa vào ngân sách đầu vào."
(Hết trích)
https://baoquocte.vn/thuc-day-kinh-te-tu-nhan-va-bai-hoc...
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường