Thị trường tiếp tục kéo bank là nền tảng cho sóng uptrend thực sự chứ không phải rủi ro
Phiên hôm nay, việc bán chốt đã diễn ra mạnh hơn (nhiều mã giảm)
Thị trường tiếp tục kéo bank là nền tảng cho sóng uptrend thực sự chứ không phải rủi ro
I. ĐÁNH GIÁ LẠI BỐI CẢNH THỊ TRƯỜNG
1. Đánh giá lại phiên giao dịch hôm nay
(1) Độ rộng thị trường
- Phiên sáng, thị trường tiếp tục tăng mạnh hơn 8 điểm nhờ sự hưng phấn của 1 số cổ phiếu Bank tâm điểm, như: BID, SHB, VCB, CTG…
- Tuy nhiên, từ 11h trở đi, thị trường bắt đầu gặp áp lực bán từ 1 số cổ phiếu trụ như FPT, HPG… và dòng tiền cũng không tham gia mạnh mẽ vào nhóm Midcap khiến áp lực bán gia tăng ở nhóm này.
- Kết phiên, VNINDEX đóng cửa tại mốc 1161, tăng gần 3 điểm. Tuy nhiên, số lượng mã giảm vẫn tiếp tục chiếm ưu thế với 309 mã giảm và chỉ có 195 mã tăng.
ĐÁNH GIÁ:
- Phiên hôm nay, việc bán chốt đã diễn ra mạnh hơn (nhiều mã giảm)
- Tuy nhiên, điểm tích cực là:
+ Không có tình trạng bán tháo, bán mạnh
+ Hầu hết các cổ phiếu Midcap mặc dù giảm điểm nhưng vẫn giữ được nền tích lũy tốt => Đây chỉ là những nhịp rung lắc bình thường của cổ phiếu khi giao dịch trong kênh tích lũy chưa vượt được.
(2) Thanh khoản tiếp tục tăng mạnh
- Thanh khoản thị trường phiên hôm nay tiếp tục tăng mạnh khi có đến gần 936 triệu cổ phiếu được giao dịch, cao hơn trung bình 20 phiên và cao hơn hầu hết các phiên trước đó (trừ phiên bùng nổ mạnh ngày 4/1).
- Thống kê những phiên giao dịch hưng phấn bùng nổ thường đạt thanh khoản hơn 1 tỷ cổ phiếu. So sánh với thanh khoản những phiên giao dịch gần đây, đặc biệt là phiên hôm nay cho thấy Dòng tiền đang tham gia vào thị trường rất tốt.
=> Thanh khoản gia tăng mạnh chứng tỏ vẫn đang có lực cầu tham gia mạnh mẽ vào thị trường. Đây là tiền đề lớn giúp cho 1 năm 2024 bùng nổ của thị trường chứng khoán bởi thị trường muốn tăng mạnh thì bắt buộc phải có dòng tiền đủ mạnh mẽ.
2. Thị trường có sợ chỉnh mạnh hay không?
=> Sau phiên bùng nổ mạnh chạm kháng cự 1160 nhưng không giữ được vào phiên 4/1. Nhiều nhà đâu tư đánh giá thị trường chưa đủ khỏe để vượt kháng cự và sẽ có nhịp giảm mạnh, dẫn đến hành động là Bán rồi chờ chỉnh mua lại.
Tuy nhiên, có thực sự là thị trường sẽ giảm mạnh hay không? Hay sẽ tích lũy ngắn hạn rồi vượt kháng cự bùng nổ tiến về 1200, 1250 điểm? Nhà đầu tư Bán chờ chỉnh liệu có đúng hay chưa?... Hãy cùng SimpleInvest phân tích và đánh giá chính xác hơn nhé!
*PHÂN TÍCH TỪNG LÝ DO CÓ THỂ KHIẾN THỊ TRƯỜNG GIẢM MẠNH VÀ THỰC TẾ
(1) Vnindex về lại vùng kháng cự 1160 chưa chắc là phải điều chỉnh
- Vnindex đã tăng mạnh từ 1080 về lại 1160 (biên độ 80 điểm) và bắt đầu xuất hiện lực cung bán ra khiến nhiều nhà đầu tư lo lắng sẽ có nhịp chỉnh mạnh.
- Tuy nhiên, thực tế thì đây là vùng kháng cự mạnh của thị trường nên việc xuất hiện lực cung bán ra là điều hiển nhiên bởi:
+ Nhà đầu tư giải ngân ở các vùng thấp hơn đã có lợi nhuận sẵn sàng chốt lãi
+ Nhà đầu tư kẹp hàng ở giai đoạn trước khi về vốn sẽ sẵn sàng bán ra thu vốn về (cảm xúc chờ mãi mới về bờ thì nhà đầu tư nào cũng đã từng trải qua)
- Tuy nhiên, thực tế thì khi về kháng cự, thị trường sẽ có 2 cách để hấp thụ lực cung chứ không hẳn là phải điều chỉnh
+ Cách 1: Vnindex sẽ tích lũy đi ngang để hấp thụ lực cung tại vùng kháng cự (thường từ 3-5 phiên hoặc có thể 1-2 tuần)
+ Cách 2: Nếu lực bán quá lớn, Vnindex có thể bị giảm về vùng thấp hơn để thu hút lực cầu tham gia vào giúp thị trường hấp thụ hết lực bán và bật tăng trở lại
=> Như vậy, chưa có dữ liệu nào để khẳng định thị trường sẽ điều chỉnh để hấp thụ lực cung. Hoàn toàn có khả năng sẽ tích lũy đi ngang để hấp thụ
=> Đồng thời, vùng 1030- 1040 là vùng hỗ trợ cứng của thị trường (Vnindex đã tích lũy nền gần 2 tháng) nên trong trường hợp nếu thị trường giảm tìm về các vùng thấp hơn thì sẽ giảm về lại vùng này (không giảm quá sâu ảnh hưởng đến danh mục của nhà đầu tư)
=> Như vậy đây cũng không phải là một nhịp điều chỉnh của thị trường mà có thể gọi là nhịp rũ bỏ hoặc rung lắc xử lý cản (Có thể cách hiểu về điều chỉnh của mỗi nhà đầu tư sẽ khác nhau, nhưng nhìn chung SimpleInvest đánh giá đây không phải là rủi ro mà là cơ hội nếu thị trường có diễn ra sự rung lắc giảm điểm)
(2) Các cổ phiếu ngân hàng đã tăng mạnh vẫn có thể tăng tiếp
- Cổ phiếu ngân hàng là nhóm vốn hóa lớn và tác động nhiều lên chỉ số thị trường
- Thời gian qua, khi Vnindex tăng mạnh thì cũng giúp thị trường bật tăng rất tốt
=> Chính vì vậy, nhiều nhà đầu tư cho rằng khi cổ phiếu Bank tăng đã mạnh rồi điều chỉnh lại chắc chắn sẽ tác động lên chỉ số và làm cho chỉ số bị điều chỉnh
- Thực tế thì trong phiên giao dịch 10/1, các cổ phiếu ngân hàng không những không giảm mà còn được kéo tăng mạnh => Vậy việc chúng ta đoán già đoán non khi nào Bank sẽ điều chỉnh khiến thị trường giảm mạnh chỉ là yếu tố cảm xúc và suy nghĩ cá nhân, khiến ta khó khăn hơn trong việc đưa ra các quyết định đầu tư, thậm chí là dễ dẫn đến hành động sai lầm như: Bán mất hàng chờ chỉnh; Hay sợ thị trường chỉnh không dám mua => Đến khi thị trường không chỉnh mà vượt kháng cự tăng luôn thì sẽ khó mua (vì phải mua đuổi giá cao), thậm chí nhiều nhà đầu tư không dám mua.
- Trong trường hợp nhóm bank thật sự chỉnh, cũng không đồng nghĩ với việc dòng tiền sẽ thoát khỏi thị trường, mà khả năng cao dòng tiền sẽ dịch chuyển sang các nhóm ngành có triển vọng cơ bản, nhóm Midcap… Lúc này thị trường vẫn sẽ tiếp tục tăng, hay cùng lắm là gặp áp lực bán ngắn hạn mà ngừng tăng để tích lũy vài phiên rồi tăng tiếp chứ không cần phải chỉnh mạnh => Chỉ cần dòng tiền không thoát khỏi thị trường thì thị trường vẫn giữ được xu hướng tốt
(3) Chỉ số RSI vào vùng quá mua vẫn có thể tăng tiếp
- Theo trường phái phân tích kỹ thuật, chỉ báo RSI là chỉ báo đo lường mức độ dao động của giá, thể hiện độ mạnh yếu tương đối của chỉ số/cổ phiếu khi được so với chính nó trong quá khứ. Chỉ báo này dao động từ 0 đến 100
- Khi RSI nằm dưới 30 cho thấy giá đang vào vùng quá bán, chỉ số RSI tăng vượt mức 70 cho thấy giá đã vào vùng quá mua.
=> Chỉ số RSI hiện tại của thị trường trên 70, tức là vùng quá mua. Vậy nên nhiều nhà đầu tư đánh giá rằng chắc chắn sẽ có điều chỉnh xuất hiện.
- Trên thực tế, vẫn có những giai đoạn thị trường tốt, chỉ số RSI vượt 70 và giữ trên 70 trong giai đoạn dài. Thậm chí điều chỉnh ngay trong phiên hoặc đi ngang 1 vài phiên để làm mềm chỉ số rồi tăng tiếp.
KẾT LUẬN:
- Như vậy, theo quan điểm của SimpleInvest, thị trường sắp tới sẽ không gọi là điều chỉnh mà là thời gian xử lý vùng cản, có khả năng sẽ tích lũy đi ngang quanh 1160 để hấp thụ lực cung. Trường hợp lực cung quá lớn thì có thể sẽ kiểm định lại vùng hỗ trợ cứng 1130-1140 => Đây sẽ là cơ hội lớn để nhà đầu tư gom mua các cổ phiếu tốt chuẩn bị cho sóng lớn 2024
- Đồng thời, nhà đầu tư không quá lo lắng dẫn đến việc bán chốt hết hàng bởi trong trường hợp thị trường và cổ phiếu tiếp tục tăng thì sẽ bị mất hàng, thậm chí quay lại mua đuổi thì lúc đó dễ gặp cú điều chỉnh thực sự (tức sẽ đưa bản thân vào thế khó “Mua thì sợ giảm, không mua thì cứ tăng”)
II. KÉO BANK THỰC CHẤT LÀ CƠ HỘI LỚN
1. Kéo bank cần dòng tiền lớn tham gia vào thị trường
- Bank là nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn (chiếm 36% vốn hóa thị trường). Vậy nên chỉ cần nhóm này tăng nhẹ thì chỉ số VNINDEX sẽ tăng mạnh.
- Trên thực tế, để kéo được nhóm Bank vào sóng thì cần rất nhiều tiền (vì số lượng cổ phiếu nhiều và thị giá cao). Dòng tiền này đến từ các tổ chức, tay to mua vào chứ không phải nhỏ lẻ. Mà 2 tuần gần đây thị trường tăng mạnh là nhờ vào sóng Ngân hàng
=> Chứng tỏ dòng tiền lớn đã xác nhận tham gia vào thị trường (vì nhỏ lẻ không thể đủ tiền để kéo sóng Bank). Dòng tiền lớn đã tham gia rồi thì sẽ khó có tình trạng giảm mạnh như nhiều nhà đầu tư đang lo lắng.
2. Thu hút dòng tiền từ các kênh đầu tư khác chuyển qua
- Gần đây, nhờ vào việc kéo Bank mà thị trường tăng mạnh liên tiếp từ 1080 lên 1160 (biên độ 80 điểm) trong thời gian ngắn => Thị trường đang tăng và đem lại lợi nhuận rất tốt: BID tăng 30%, CTG tăng 18%; TCB tăng 15%, ACB tăng 15%; SHB tăng 13%...
- Chỉ trong thời gian ngắn mà các cổ phiếu an toàn như Bank đã đem lại lợi nhuận lớn như vậy (bằng nhiều năm gửi tiết kiệm ngân hàng) khiến cho thị trường chứng khoán trở nên hấp dẫn hơn trong mắt nhà đầu tư ở những kênh khác. Đầu tư vừa an toàn lại đem đến lợi nhuận lớn.
=> Chính vì vậy, kênh chứng khoán sẽ trở thành kênh đầu tư được nhiều nhà đầu tư quan tâm và hướng đến trong năm 2024 này. Đặc biệt là dòng tiền gửi tiết kiệm (đây là dòng tiền đang đến kỳ đáo hạn, mà lãi suất lại đang ở mức thấp nên rất dễ dịch chuyển sang kênh chứng khoán lợi nhuận cao)
3. Nhóm Chứng khoán hưởng lợi nhờ thị trường tăng mạnh
=> Như đã phân tích ở trên, việc kéo Bank sẽ giúp các công ty chứng khoán được hưởng lợi lớn và tăng trưởng kết quả kinh doanh ở các mảng hoạt động, cụ thể:
+ Mảng Môi giới: Giao dịch nhiều => Phí giao dịch tăng
+ Mảng Margin: Giao dịch tăng giúp nhu cầu sử dụng margin gia tăng. Bên cạnh đó, nhóm Bank là nhóm cổ phiếu an toàn nên được cho vay với tỷ lệ cao => Cho vay được nhiều hơn
=> Nhóm chứng khoán đóng vai trò quan trọng giúp thị trường chứng khoán tích cực trở lại bởi đây là 1 trong những nhóm ngành tâm điểm dẫn dắt thị trường và thu hút dòng tiền của nhà đầu tư cá nhân.
III. TRÁNH CẢM XÚC NGẮN HẠN HÀNH ĐỘNG SAI LẦM
1. Cảm xúc dễ khiến dẫn đến hành động sai lầm
- Nhiều nhà đầu tư nhìn thấy thị trường kéo trụ (bank) tăng quá nóng mà cổ phiếu midcap lại không tăng nên nghĩ rằng thị trường rủi ro lớn sẽ điều chỉnh mạnh, dẫn đến các hành động sai lầm như:
+ Nhà đầu tư cầm hàng: Bán hết danh mục để chờ điều chỉnh rồi mua lại ở giá thấp hơn
+ Nhà đầu tư cầm tiền: Sợ chỉnh mạnh nên không dám mua.
- Nhưng như đã phân tích ở trên, hiện tại chưa có yếu tố nào xấu có thể khiến thị trường giảm mạnh. Thậm chí việc kéo bank còn là yếu tố tích cực giúp thị trường xử lý kháng cự thành công rồi tăng mạnh hướng tới 1200, 1250.
- Khi thị trường xử lý cản xong và tăng mạnh thì những nhà đầu tư đã bán hết hàng hoặc đang cầm tiền sẽ mất vị thế tốt sẽ càng khó đưa ra quyết định mua hơn bởi lúc này phải mua đuổi ở vùng giá cao.
=> Chính vì vậy, nhà đầu tư cần phân tích kỹ lưỡng và hiểu đúng bản chất thị trường để đưa ra được các quyết định đầu tư chính xác nhất. Không nên hành động theo cảm xúc cá nhân hay nghe khuyến nghị không có cơ sở từ người khác.
2. Cơ hội đầu tư luôn tồn tại ngay cả khi thị trường khó khăn
- Trong ngắn hạn, có thể nhiều nhà đầu sẽ nhìn thấy thị trường khó khăn, không kiếm được lợi nhuận, thậm chí là phải cầm hàng thời gian dài chờ đợi mà lỗ => Gây chán nản muốn rời bỏ thị trường nghỉ tết sớm
- Lý do là do hầu hết nhà đầu tư đều kỳ vọng nhiều ở các cổ phiếu tâm điểm, là các cổ phiếu “quen” như Chứng khoán, BĐS, Đầu tư công, Thép…. Nhưng giai đoạn này, thị trường tập trung kéo Bank và đánh 1 số cổ phiếu “không quen” mà ít người quan tâm tâm, dẫn đến các cổ phiếu “quen” không đem lại lợi nhuận.
=> Chính vì vậy, nếu nói về cơ hội đầu tư tìm kiếm lợi nhuận trong ngắn hạn không phải là không có, mà do thói quen và cảm xúc yêu thích đầu tư các cổ phiếu quen mà không có góc nhìn chính xác về bối cảnh thị trường khiến nhà đầu tư khó khăn trong việc tìm kiếm lợi nhuận
- SimpleInvest không đầu tư theo cảm xúc, mà nhờ công cụ BOT SIMPLE TRADING hỗ trợ để đầu tư theo dòng tiền của thị trường. Dòng tiền ở đâu, mình ở đó. Cổ phiếu có nền tích lũy tốt và DÒNG TIỀN VÀO chắc chắn sẽ vào form tăng giá.
=> Thị trường chưa có sóng dài hạn để tăng bằng lần thì vẫn có thể tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn ở các cổ phiếu vượt trội và khác biệt, thu hút dòng tiền của thị trường có sóng ngắn hạn để tối ưu hiệu quả đầu tư, biên tăng 10-15%... VÍ DỤ:
=> BOT SIMPLE TRADING không bao giờ bỏ sót cổ mạnh có dòng tiền vào. Cổ phiếu nào muốn tăng cũng đều sẽ có dấu hiệu nhận biết sớm, và BOT SIMPLE TRADING đóng vai trò phát hiện ra các dấu hiệu tăng sớm nhất thị trường để mở lệnh MUA sớm, ngay từ nền giá tích lũy, ngay trước nhịp vào sóng bùng nổ mạnh => Giúp nhà đầu tư cầm trọn con sóng bùng nổ, luôn khác biệt và vượt trội trên thị trường.
3. Tầm nhìn lớn cho sóng uptrend mạnh mẽ khi vượt kháng cự
- Khi thị trường vượt được kháng cự và bước vào sóng uptrend thực sự thì các cổ phiếu có câu chuyện cơ bản và triển vọng kinh doanh lớn sẽ tăng rất nhanh và mạnh, biên tăng có thể lên đến 50-100%, thậm chí có thể tăng trưởng bằng lần (x2, x3…)
- Chính vì tăng nhanh và mạnh như vậy nên khi các cổ phiếu cơ bản này bước vào sóng tăng, nhà đầu tư chưa có hàng sẽ rất khó mua, thậm chí là không dám mua. Điều này khiến nhà đầu tư bỏ lỡ các các hội đầu tư lớn thực sự trong năm (bởi 1 năm chỉ có 2-3 sóng tăng mạnh như vậy)
- Như đã phân tích về xu hướng và tiềm năng của thị trường ở trên, SimpleInvest đánh giá giai đoạn hiện tại chỉ đang là đầu sóng tăng, hầu như các cổ phiếu đều đang còn ở vùng nền tích lũy gom mua chứ chưa thực sự bước vào giai đoạn tăng giá.
- Mà trong giai đoạn gom mua, cổ phiếu sẽ có sự biến động trong kênh tích lũy, sẽ có thể kéo tăng giảm biến động 3-5% là chuyện bình thường. Nhà đầu tư không nên vì nhìn thấy lỗ nhẹ mà nghĩ cổ phiếu xấu bán mất hàng hoặc lo lắng sẽ giảm sâu.
- Về bản chất, những nhịp rung rũ trong kênh tích lũy, giảm đỏ 3-5% là cơ hội để nhà đầu tư gom mua được giá tốt các siêu cổ cơ bản sẽ tăng trưởng bằng lần.
NHÀ ĐẦU TƯ NẾU THẤY BÀI VIẾT HAY VÀ BỔ ÍCH HÃY ỦNG HỘ SIMPLEINVEST BẰNG NÚT LIKE VÀ BÌNH LUẬN ĐỂ ĐỘI NGŨ RA NHIỀU BÀI VIẾT HƠN NỮA NHÉ!
Follow kênh để đọc được sớm nhất các bài Phân tích chuyên sâu, Nhận định thị trường, Chiến lược đầu tư tối ưu!
SimpleInvest chúc nhà đầu tư chiến thắng mọi thị trường
THAM KHẢO VIDEO PHÂN TÍCH CHI TIẾT👇👇
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận