Thị trường tài chính 24h: "Sóng" cuốn đến nhân viên môi giới chứng khoán
VN-Index tiến gần 1.175 điểm; Nỗi sợ “nhỡ tàu” Bitcoin lan rộng; Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trưởng thành; “Say” với các nhà đầu tư, broker cuốn theo các cơ hội kiếm lời; Chứng khoán châu Á đa số đi xuống; Dầu Brent tiếp tục vượt 65 USD khi gặp cú sốc nguồn cung toàn cầu... là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 18/2 giảm 50.000 đồng/lượng chiều mua vào và 100.000 đồng/lượng chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã giảm thêm 250.000 đồng/lượng chiều mua vào và 300.000 đồng/lượng chiều bán ra, hiện niêm yết tại mức 56,05 – 56,52 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ giảm 17,6 USD xuống 1.775,9 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng nhích nhẹ và lên trên 1.782 USD/ounce vào cuối giờ chiều.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) giảm 0,26% xuống 90,71 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 18/2 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.132 đồng, tăng 10 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.910 - 23.090 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,22 USD (+0,37%), lên 60,27 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,35 USD (+0,55%), lên 63,70 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
VN-Index tăng vọt trong phiên ATC
Thị trường bước vào phiên chiều với tâm lý hưng phấn hơn đã kéo VN-Index lên gần 1.170 điểm.
Tuy nhiên, giao dịch lại chậm lại sau đó, tình trạng “tắc nghẽn” của năm cũ quay trở lại ám ảnh nhà đầu tư,
Mặc dù vậy, bất chấp tình trạng nghẽn lệnh đã xảy ra, một lượng hàng lớn không rõ “từ đâu đến” được khớp trong phiên ATC này, khiến VN-Index tăng thẳng đứng lên gần 1.175 điểm khi đóng cửa.
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall phân hóa trong phiên ngày thứ Tư (17/2), sau khi Fed cam kết giữ lãi suất gần bằng 0 cho đến khi lạm phát tăng lên 2%.
Thông tin tích cực đến từ số bán lẻ của Mỹ đã tăng 5,3% trong tháng 1, vượt quá kỳ vọng của giới phân tích.
Chỉ số giá sản xuất (PPI) cũng tăng 1,3% trong tháng 1/2021 từ mức 0,3% trong tháng 12, ghi nhận mức tăng hàng tháng lớn nhất kể từ năm 2009. Tính trên cơ sở hàng năm, chỉ số PPI đã tăng từ 0,8% lên 1,7% và cao hơn nhiều so với kỳ vọng của thị trường là 0,9%.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản giảm, khi các nhà đầu tư nhận cảnh báo về tính bền vững của một đợt tăng gần đây đã kéo chỉ số chính lên trên mức 30.000 điểm, mặc dù mức tăng mạnh Fast Retailing đã hạn chế đà giảm của thị trường.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,19% xuống 30.236,09 điểm. Chỉ số Topix giảm 1% xuống 1.941,91 điểm.
Đầu tuần này, chỉ số Nikkei 225 lấy lại mức 30.000 điểm lần đầu tiên kể từ năm 1990 trong bối cảnh kỳ vọng phục hồi kinh tế toàn cầu ngày càng tăng.
Soichiro Matsumoto, Giám đốc đầu tư Nhật Bản tại Credit Suisse Private Banking, cho biết: “Các nhà đầu tư muốn đánh giá xem liệu đợt tăng lên mốc quan trọng về mặt tâm lý 30.000 điểm của Nikkei 225 có phản ánh đúng thị trường thực tế và liệu có duy trì đà tăng vào cuối năm tài chính rơi vào cuối tháng 3 và sau đó nữa hay không.”
Hôm nay, cổ phiếu của Fast Retailing, Công ty mẹ của thương hiệu quần áo Uniqlo đã tăng 4,58%, và trở thành công ty lớn nhất trong ngành công nghiệp thời trang toàn cầu xét về mặt vốn hóa thị trường với giá trị 10,87 nghìn tỷ yên (103 tỷ USD).
Chỉ số chính Shanghai Composite chứng khoán Trung Quốc tăng trong giao dịch đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,55% lên 3.675,36 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip là điểm nhấn, khi có thời điểm tăng 2,1% lên mức cao nhất mọi thời đại tại 5.930,9 điểm, trước khi đóng cửa giảm 0,68% ở mức 5.768,38 điểm.
Trong các lĩnh vực, chỉ số phụ theo dõi ngành tiêu dùng và chăm sóc sức khỏe giảm mạnh nhất, lần lượt giảm 3,8% và 4,3%. Nhưng chỉ số tài chính tăng 2%, và chỉ số năng lượng tăng 5,8% nhờ giá dầu thô tăng.
Chứng khoán Hồng Kông giảm khi giới đầu tư chốt lời sau chuỗi 7 phiên tăng liên tiếp trước đó.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1,58% xuống 30.595,27 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises mất 1,53% xuống 12.041,53 điểm.
Thị trường lùi bước, nhưng không làm giảm đi sức nóng của dòng tiền từ nhà đầu tư Đại lục, khi họ đã mua lượng cổ phiếu Hồng Kông trị giá 15 tỷ đô la Hồng Kông thông qua chương trình kết nối chứng khoán.
Chứng khoán Hàn Quốc giảm điểm, bởi những lo lắng về tình hình dịch Covid-19 trong nước kéo dài đè nặng lên tâm lý.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 1,50% xuống 3.086,75 điểm, đánh dấu mức giảm mạnh nhất kể từ ngày 29/1.
Mối lo ngại về tình hình Covid-19 ở Hàn Quốc vẫn còn, khi quốc gia này báo cáo 621 trường hợp nhiễm mới tính đến nửa đêm thứ Tư, không thay đổi so với một ngày trước đó và đánh dấu mức cao nhất trong 39 ngày.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Nỗi sợ “nhỡ tàu” Bitcoin lan rộng
Đồng tiền điện tử Bitcoin đã lần đầu tiên vượt ngưỡng 50.000 USD/bitcoin, gấp đôi so với giá trị đạt được ngày 25/12/2020, tạo nên lực hấp dẫn khổng lồ đối với các thành viên thị trường. Ngay cả các ngân hàng đầu tư lớn cũng sở hữu tâm lý sợ bỏ lỡ cơ hội này..>>
- Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trưởng thành
Năm 2020, thị trường chứng khoán đã có bước phát triển ngoạn mục, tạo lập những nền tảng vững chắc cho những giai đoạn phát triển trong tương lai..>>
- “Say” với các nhà đầu tư, broker cuốn theo các cơ hội kiếm lời trên thị trường chứng khoán
Nhiều môi giới chứng khoán (broker) vừa trải qua một năm vô cùng bận rộn, hầu như không có giờ nghỉ trưa, dù bữa ăn giữa ngày cũng vội vàng. Tuy nhiên, thu nhập của các broker rất hậu hĩnh..>>
- Dầu Brent tiếp tục vượt 65 USD khi gặp cú sốc nguồn cung toàn cầu
Giá dầu Brent tiếp tục vượt qua 65 USD/thùng sau thời tiết mùa Đông khắc nghiệt đã lấy đi gần 40% sản lượng dầu thô của Mỹ, biến thành một cú sốc nguồn cung toàn cầu..>>
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận