Thị trường tài chính 24h: Dòng tiền tìm về địa chỉ cũ
VN-Index quay đầu giảm; Nhân sự ngân hàng vẫn đắt mùa dịch; “Tạm ứng” kỳ vọng; Cổ phiếu tăng vốn hút dòng tiền; Sóng đầu tư công; Chứng khoán châu Á đa số giao dịch tích cực; Goldman Sachs điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ… là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 7/9 không đổi so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện niêm yết tại mức 56,70 – 57,42 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ giảm 4,6 USD xuống 1.823 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng yếu dần và giảm về gần 1.810 USD/ounce vào cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) tăng 0,29% lên 92,30 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 7/9 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.102 đồng/USD, giảm 4 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.660 – 22.860 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 1,09 USD (-1,57%), xuống 68,20 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,54 USD (-0,75%), xuống 71,73 USD/thùng.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng lên gần 52.500 USD thì sang ngày hôm nay đã đảo chiều và giảm về quanh 51.000 USD/BTC vào cuối giờ chiều.
Chứng khoán trong nước
Dòng bank giúp VN-Index không giảm sâu
Sau phiên sáng giằng co, rung lắc, thị trường bước vào phiên chiều đã nhích dần lên trên 1.350 điểm điểm nhờ động lực đến từ nhóm ngân hàng, khi một số nới đà đi lên tích cực.
Tuy vậy, khi lực bán luôn trực chờ đã bất ngờ dâng cao, khiến VN-Index đảo chiều về dưới tham chiếu, chạm sát 1.340 điểm và đóng cửa trong sắc đỏ.
Lực đỡ chính đến từ nhóm ngân hàng TPB +4,6%, VPB +3,9%, CTG +1,9%, BID +1,5%, các mã MBB, STB, HDB, TCB, ACB tăng từ 1,1% đến 1,4%.
Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu bất động sản, xây dựng, là gánh nặng lớn nhất với BCG, ASM, SJF, PHC giảm sàn. Các cổ phiếu IDI, ROS, QCG, DLG, HAR, BCE, CCL, VGC, HPX giảm từ 5,1% đến 6,4%.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản tiếp tục tăng, khi các nhà đầu tư kỳ vọng thủ tướng mới có thể thúc đẩy sự phục hồi kinh tế, bằng các biện pháp triệt để giải quyết cuộc khủng hoảng dịch Covid-19 và tác động của nó.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,86% lên 29.916,14 điểm. Chỉ số Topix tăng 1,09% lên 2.063,38 điểm.
Diễn biến lạc quan của thị trường xuất hiện khi ông Fumio Kishida, một ứng cử viên nặng ký kế nhiệm chức vụ thủ tướng, đã kêu gọi một gói kích thích trị giá hơn 30 nghìn tỷ yên (273 tỷ USD) để kích thích nền kinh tế phục hồi từ đại dịch.
Cổ phiếu đáng chú ý nhất là Tập đoàn SoftBank, tăng 9,86% sau thực hiện thỏa thuận hoán đổi cổ phần chiến lược với Deutsche Telekom.
Cổ phiếu Murata Manufacturing và nhà sản xuất robot Keyence lần lượt tăng 5,5% và 4,91%, sau khi thông báo sẽ được thêm vào Nikkei 225 trong đợt tái cơ cấu điểm chuẩn vào tháng tới.
Trong khi đó, Sky Perfect JSAT Holdings tăng 2,61% Toyo Seikan Group Holdings giảm 15,3% và Nisshinbo Holdings giảm gần 11% là 3 cổ phiếu sẽ bị loại ra khỏi Nikkei 225.
Chứng khoán Trung Quốc được nâng đỡ, sau khi dữ liệu cho thấy xuất khẩu của nước này bất ngờ tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn trong tháng 8.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 1,51% lên 3.676,59 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 1,2% lên 4.992,83 điểm.
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 8 đã tăng với tốc độ nhanh hơn dự kiến là 25,6% so với một năm trước đó, từ mức tăng 19,3% trong tháng 7, cho thấy khả năng phục hồi trong lĩnh vực công nghiệp của Trung Quốc.
Chứng khoán Hồng Kông tăng, nhờ động lực từ tốc độ xuất khẩu của Trung Quốc tháng 8 tăng vượt dự báo.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,73% lên 26.353,63 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 1,04% lên 9.468,22 điểm.
Lĩnh vực bất động sản giảm 0,98%, sau khi Các sàn giao dịch tạm ngừng giao dịch trái phiếu của tập đoàn bất động sản lớn thứ hai Trung Quốc là China Evergrande Group.
Trái phiếu do China Evergrande Group phát hành đã sụt giảm vào ngày 6/9 sau khi bị hạ xếp hạng tín nhiệm dẫn đến các hạn chế trong việc sử dụng chúng làm tài sản thế chấp.
Chứng khoán Hàn Quốc giảm, do sức ép từ nhóm cổ phiếu công nghệ lớn.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 15,91 điểm, tương đương -0,50% xuống 3.187,42 điểm.
Các gã khổng lồ chip Samsung Electronics và SK Hynix lần lượt giảm 1,55% và 1,42%, trong khi nhà điều hành cổng thông tin Naver và Kakao lần lượt giảm 2,09% và 0,96%.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Nhân sự ngân hàng vẫn đắt mùa dịch
Trái ngược với sự im ắng tại một số ngành nghề sản xuất, ngành ngân hàng vẫn có nhu cầu tuyển dụng nhân sự với số lượng lớn, nhưng yêu cầu khắt khe hơn..>>
- “Tạm ứng” kỳ vọng
Dựa vào 2 chữ kỳ vọng từ đầu tư công, nhiều cổ phiếu ngành vật liệu xây dựng, ngành đá, nhựa đường, đã tăng giá vài chục phần trăm trong gần một tháng qua…>>
- Cổ phiếu tăng vốn hút dòng tiền
Khẩu vị đầu tư của thị trường đang tập trung vào các doanh nghiệp có kế hoạch tăng vốn, thay vì lo ngại hiệu ứng loãng giá như trước..>>
- Sóng đầu tư công
Hàng loạt cổ phiếu xây dựng, vật liệu xây dựng đã tăng khá tốt, với cơ sở chính đây là những ngành sẽ hưởng lợi từ làn sóng đầu tư công..>>
- Ngân hàng Goldman Sachs điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ
Nhà kinh tế Ronnie Walker của Goldman Sachs cho biết tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ trong năm 2021 hiện được dự báo là 5,7%, thấp hơn mức dự báo 6% hồi cuối tháng Tám..>>
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận