menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Quỳnh Vũ

Thị trường tài chính 24h: Chứng khoán trong nước ngược dòng thế giới

VN-Index gần như không đổi; Nợ xấu và những yếu tố tác động; Săn “sóng” chuyển sàn; Thêm chuyện nóng trước mùa đại hội ngân hàng; Rủi ro kinh tế từ xung đột Nga-Ukraine lớn nhất ở lĩnh vực nào?...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 4/3 tăng 150.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và 200.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua, vào cuối giờ chiều này, giá vàng SJC tại Hà Nội đã tăng thêm 200.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra, hiện niêm yết tại 66,95 – 67,72 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên ngày hôm qua tại Mỹ tăng 7,8 USD/ounce lên 1.936,5 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng hồi phục dần và tiến gần đến ngưỡng 1.950 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 98,13 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 4/3 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.151 đồng/USD, tăng 8 đồng so với ngày hôm qua.. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.700 – 22.980 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm về quanh quanh 42.500 USD, thì sang ngày hôm nay đã tiếp tục lùi bước và về quanh 41.500 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 1,15 USD (+1,44%), lên 109,22 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 1,09 USD (+0,99%), lên 111,55 USD/thùng.

Chứng khoán trong nước

VN-Index gần như không đổi

Trong phiên sáng, trong khi thị trường chung và các nhóm cổ phiếu lớn phân hóa, thì nhóm công ty chứng khoán đã đua nhau tăng mạnh, giúp thị trường khởi sắc.

Bước sang phiên chiều, áp lực thường trực khiến thị trường khó tiến xa, VN-Index chỉ còn nhích nhẹ khi lực đỡ ở nhóm chứng khoán có dấu hiệu yếu đi.

Nhóm thép hạ nhiệt sau phiên bùng nổ hôm qua, với HSG -3,1%, NKG -2,1%, SMC -2,7%, TLH -2,6%, HPG -0,6%.

Dòng tiền mạnh hướng đến các cổ phiếu vừa và nhỏ với HAG TGG, HAR, AGM, SJF, VNE đều tăng trần, HNG+ 5,9%, ITA +4,6%, TCH +3,3%, LDG +3,8%, LCG +4,9%, HBC +4,3%.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng hơn triệu đơn vị với tổng giá trị mua ròng 523 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 4/3: VN-Index tăng 0,33 điểm (+0,02%), lên 1.505,33 điểm; HNX-Index tăng 1,28 điểm (+0,28%), lên 450,59 điểm; UpCoM-Index tăng 0,1 điểm (+0,09), lên 113,29 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall giảm điểm trở lại trong phiên ngày thứ Năm (3/3), với các cổ phiếu công nghệ dẫn đầu đà đi xuống và lo ngại cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine tiếp tục gây ra những tổn thất lớn đối với nền kinh tế.

Ngoài ra, thị trường còn chịu tác động xấu từ giá dầu thô và các mặt hàng khác tăng cao đã làm dấy lên lo ngại rằng, lạm phát cao có thể kết hợp với tăng trưởng kinh tế trì trệ, khiến Fed và các ngân hàng trung ương lớn khác khó điều hành lãi suất hơn.

Kết thúc phiên 3/3, chỉ số Dow Jones giảm 96,69 điểm (-0,29%), xuống 33.794,66 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 23,05 điểm (-0,53%), xuống 4.363,49 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 214,08 điểm (-1,56%), xuống 13.537,94 điểm.
Chứng khoán châu Á giảm sâu

Chứng khoán Nhật Bản giảm mạnh, khi cuộc xung đột Nga-Ukraine tiếp tục gia tăng gây ảnh hưởng đến tâm lý thị trường.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 2,23% xuống 25.985,47 điểm. Chỉ số Topix giảm 1,96% xuống 1.844,94 điểm.

Trong tuần, qua, chỉ số Nikkei 225 giảm tuần thứ ba liên tiếp, mất 1,86%. Còn Topix giảm 1,67%, cũng là mức giảm tuần thứ ba liên tiếp.

Các nhà đầu tư không khỏi lo lắng trước các báo cáo về vụ hỏa hoạn tại khu phức hợp của nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu tại Ukraine, trong bối cảnh giao tranh ác liệt giữa quân đội Nga và Ukraine vẫn đang diễn ra.

Mọi phân ngành trên Nikkei 225 đều giảm vào thứ Sáu, mặc dù nhóm năng lượng giảm ít nhất, nhờ giá dầu thô tăng cao do lo ngại về nguồn cung từ Nga bị thắt chặt.

Cổ phiếu Các nhà sản xuất chip giảm mạnh với chỉ Tokyo Electron giảm 3,82%, Advantest giảm 4,12% và Renesas giảm 3,77%.

Hai mã lớn là SoftBank Group và Fast Retailing cũng trượt dốc, lần lượt giảm 4,78% và 1,97%.

Chứng khoán Trung Quốc giảm, khi tâm lý thị trường bị đè nặng bởi lo lắng về cuộc khủng hoảng tồi tệ hơn ở Ukraine và thị trường bất động sản trong nước.

Đóng cửa, Shanghai Composite mất 0,96% xuống 3.447,65 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 1,21% xuống 4.496,43 điểm điểm.

Trong tuần, chỉ số CSI300 giảm 1,7%, trong khi Shanghai Composite giảm 0,1%.

Quốc hội Trung Quốc bắt đầu cuộc họp thường niên vào ngày mai và dự kiến ​​sẽ tiết lộ thêm các biện pháp kích thích để hỗ trợ nền kinh tế đang chậm lại trong một năm nhạy cảm về chính trị.

Nhóm cổ phiếu phát triển bất động sản mất 1,4%, sau khi dữ liệu cho thấy, số lượng các công ty Trung Quốc "liên tục quá hạn" thanh toán lãi suất trái phiếu đã tăng hơn gấp đôi trong tháng Hai so với một tháng trước đó.

Chứng khoán Hồng Kông giảm mạnh theo chân đà sự sụt giảm trên các thị trường chứng khoán châu Á khác.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 2,5% xuống 21.905,29 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises mất 2,7% xuống 7.686,87 điểm.

Trong tuần, chỉ số Hang Seng và HSCE đều giảm khoảng 3,8%.

Phiên thứ Sáu này, chỉ số theo dõi ngành công nghệ giảm mạnh 4,4% xuống mức thấp kỷ lục, với các ông lớn như Meituan, Alibaba và Tencent giảm từ 3,7% đến 5,4%.

Chứng khoán Hàn Quốc có phiên giảm mạnh nhất tuần, do lo ngại xung quanh tin tức về vụ cháy tại nhà máy điện hạt nhân ở Ukraine,

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 33,65 điểm, tương đương 1,22% xuống 2.713,43 điểm.

Dẫn đầu mức giảm là các ông lớn ngành chip với Samsung Electronics và SK Hynix lần lượt giảm 1,92% và 3,49%, trong khi LG Chem giảm 4,12%.

Trong tuần qua, chỉ số KOSPI tăng 1,37%, mức tăng tuần đầu tiên trong 4 tuần qua.

Kết thúc phiên 4/3: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 591,80 điểm (-2,23%), xuống 25.985,47 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 33,46 điểm (-0,96%), xuống 3.447,65 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 562,05 điểm (-2,50%), xuống 21.905,29 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 33,65 điểm (-1,22%), xuống 2.713,43 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Nợ xấu và những yếu tố tác động

Việc xử lý “cục máu đông” nợ xấu không dễ nếu không nhận diện và có giải pháp ngăn chặn các yếu tố tác động đến nợ xấu..>>

- Săn “sóng” chuyển sàn

Những mã cổ phiếu có “game” chuyển sàn luôn được nhà đầu tư săn đón, mặc dù không phải mã nào cũng đem lại lợi nhuận..>>

- Thêm chuyện nóng trước mùa đại hội ngân hàng

Kế hoạch chia cổ tức, tăng vốn, chuyển sàn, bán cổ phần cho cổ đông chiến lược nước ngoài, thay đổi nhân sự cấp cao... đang là các thông tin nóng trước khi mùa đại hội cổ đông bắt đầu..>>

- Rủi ro kinh tế từ xung đột Nga-Ukraine lớn nhất ở lĩnh vực nào?

Xung đột giữa Nga - Ukraine và phản ứng dữ dội của thị trường tài chính, hàng hoá toàn cầu không chỉ gây ra thảm họa kinh tế cho nước Nga..>>

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
2 Yêu thích
9 Bình luận 16 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại