Thị trường chứng khoán Việt Nam “bốc hơi” 300.000 tỷ đồng vốn hóa từ đầu năm Canh Tý
Chỉ số VN-Index giảm sốc 30 điểm trong phiên giao dịch ngày 24/2, đóng cửa tại mốc 903 điểm. Đây cũng là mức thấp nhất kể từ tháng 1/2019.
Thách thức ngưỡng hỗ trợ 900 điểm
Thành quả giao dịch cả năm 2019 của sàn chứng khoán TP.HCM hoàn toàn bốc hơi sau phiên giao dịch ngày 24/2. Chỉ số VN-Index đóng cửa ở mức 903,34 điểm, giảm 29,75 điểm (-3,29%) chỉ trong ngày đầu tuần. Tương tự, trên sàn Hà Nội, HNX-Index cũng giảm 3,62% xuống còn 104,18 điểm. Sắc đỏ phủ rộng trên cả hai sàn với 410 mã chứng khoán giảm điểm.
Cú giảm sốc của thị trường chứng khoán Việt Nam hôm nay chung nhịp với đa số sàn châu Á khác. Sàn chứng khoán Thái Lan cũng giảm 4,11%. Chỉ số KOSPI trên sàn chứng khoán Hàn Quốc và Nikkei 225 của Nhật Bản giảm lần lượt 3,87% và 0,39%. Dịch Covid-19 đã lan nhanh tại hai hai quốc gia châu Á ngoài Trung Quốc này, đặc biệt Hàn Quốc đã phải nâng mức cảnh báo đối với dịch bênh này lên mức cao nhất sau khi số ca nhiễm mới tăng vọt. Chuyển động bất ngờ trên chính trường Malaysia khi vị Thủ tướng 95 tuổi đệ đơn từ chức cũng khiến thị trường chứng khoán quốc gia này giảm 2,69%.
Việt Nam không ghi nhận thêm ca nhiễm mới nhưng thị trường chứng khoán không vì vậy mà miễn nhiễm với tác động của dịch Covid-19. Hàn Quốc, nơi dịch bệnh đang bùng phát, cũng là quốc gia đứng thứ hai về giá trị vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cấp mới, tăng thêm… trong năm 2019. Dòng vốn gián tiếp từ quốc gia này cũng nguồn vốn của nhiều quỹ đầu tư Hàn Quốc đổ mạnh vào Việt Nam các năm gần đây.
Tâm lý hoảng loạn khiến các nhà đầu tư bán tháo với tổng cộng 363,6 triệu cổ phiếu sang tay, giá trị giao dịch trên hai sàn lần lượt là 6.088 tỷ đồng và 820 tỷ đồng. Về các giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài, lực mua bán khá cân bằng với 0,3 tỷ đồng mua ròng trên HoSE và khoảng 37 tỷ đồng bán ròng trên HNX. VIC và VCB là hai mã chứng khoán được mua ròng nhiều nhất, lần lượt 62 tỷ đồng và 37 tỷ đồng.
Hơn 300.000 tỷ đồng "bốc hơi" sau Tết Nguyên đán
Theo tính toán của bộ phận phân tích Công ty Chứng khoán SSI, phiên giảm sâu hôm nay đưa hệ số P/E trượt của VN-Index về mức 14,1 lần. Chỉ số phản ánh mức giá nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra cho một đồng lợi nhuận thu được từ cổ phiếu về mức thấp nhất kể từ giai đoạn tháng 6/2016.
So với thời điểm trước Tết Nguyên đán, chỉ số VN-Index đã giảm 8,88%. Được tính bằng tích số giữa giá cổ phiếu và số lượng cổ phiếu đang lưu hành từng doanh nghiệp, vốn hóa thị trường phản ánh định giá của thị trường đối với công ty và thị trường.
Chỉ riêng trên sàn HoSE, vốn hóa thị trường đã giảm hơn 300.000 tỷ đồng sau 18 phiên giao dịch sau Tết, còn xấp xỉ 3,088 triệu tỷ đồng. Trong đó, vốn hóa của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) “bốc hơi” tới hơn 37.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, trước khi giảm tới 17%, giá cổ phiếu BID của nhà băng này đã tăng mạnh trong thời gian ngắn. Hai ông lớn ngành hàng không là Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) và Tổng công ty Hàng không Việt Nam (HVN) đều nằm trong top 10 giảm sâu về giá trị vốn hóa.
Top 10 doanh nghiệp có vốn hóa thị trường giảm sâu |
Ở chiều ngược lại, danh sách những doanh nghiệp ngược dòng thị trường tăng giá trị vốn hóa thị trường không nhiều. VPBank và SHB là các tổ chức đóng góp nhiều nhất khi kéo lại một phần giá trị vốn hóa toàn thị trường. Hai cổ phiếu doanh nghiệp dược gồm DHG và DVN tăng lần lượt 11% và 31% so với thời điểm hôm 22/1 (28 Tết).
Top 10 doanh nghiệp có vốn hóa thị trường tăng mạnh |
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận