menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Quang Long

Thị trường chứng khoán nhiều triển vọng: Nhà đầu tư nên có quyết định sáng suốt

Đừng bán cổ phiếu chỉ vì giá nó đã tăng cao mà hãy xem xét mức giá đó đã vượt qua giá trị thực của nó hay chưa? Ngược lại cho dù giá cổ phiếu đã tăng gấp đôi, gấp ba nhưng lợi suất từ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp vẫn còn tốt hơn so với lợi suất trái phiếu và lãi suất ngân hàng thì vẫn đáng mua vào.

Tại Tọa đàm “Kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán” diễn ra ngày 29/6, các chuyên gia kinh tế đã chia sẻ góc nhìn về các chỉ tiêu kinh tế 6 tháng, dự báo tương lai thị trường chứng khoán trong mối quan hệ với nền kinh tế vĩ mô Việt Nam cũng như những ch

Chứng khoán vẫn là kênh dẫn vốn và đầu tư quan trọng

Nhận định về tăng trưởng GDP quý II/2021 vừa được Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/6, TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho rằng, mức tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 5,64% dù hơi thấp hơn so với dự báo đầu quý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, là 5,8% nhưng cũng khá khớp so với dự báo mà ông đưa ra hồi tháng 6 vừa qua, tức là khoảng 5,5%.

Theo ông Lực, đây cũng là kết quả rất đáng khích lệ vì rõ ràng, 6 tháng vừa qua, Việt Nam đã trải qua tới 2 đợt dịch tương đối nặng so với năm trước, mặc dù đã điều chỉnh chiến lược để kiểm soát dịch bệnh tốt hơn.

Bình luận về mối tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và thị trường chứng khoán, ông Cấn Văn Lực cho rằng, mối quan hệ có thể nói là tương đối mật thiết.

Thứ nhất, lâu nay, thị trường chứng khoán là hàn thử biểu của nền kinh tế, bởi các nhà đầu tư thông thường sẽ đánh giá triển vọng, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết trên sàn và lượng hóa, đưa ra mức giá phù hợp. Theo ông Lực, thị trường chứng khoán sẽ đi trước kinh tế thực khoảng từ 3-4 tháng, thậm chí là 6 tháng.
Thứ hai, chuyên gia này chỉ ra, đóng góp cực kỳ quan trọng của thị trường chứng khoán chính là vai trò kênh dẫn vốn. Theo dõi số liệu của Việt Nam 10 năm vừa qua, ví dụ như năm 2015, kênh chứng khoán chỉ đóng góp khoảng 13-14% tổng lượng vốn toàn xã hội cho đầu tư và phát triển. Đến thời điểm hiện nay, kênh này đã chiếm khoảng 20%.
Thứ ba, đây là một kênh đầu tư vô cùng quan trọng cho người dân, doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh, nhiều lĩnh vực kinh doanh có triển vọng khó khăn, đương nhiên kênh đầu tư chứng khoán đã và đang trở nên hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp.
Thứ tư, mối quan hệ giữa lạm phát và thị trường chứng khoán cũng cần phải được quan sát. Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra, nếu như lạm phát ở Mỹ chạy từ 1-3% thì đó là ngưỡng tuyệt vời nhất cho chỉ số P/E (giá so với lợi nhuận) trên thị trường chứng khoán. Nếu như lạm phát tăng cao, tác động tiêu cực đến triển vọng phát triển của thị trường chứng khoán là rất rõ.

Ông Lực nhận định, thị trường chứng khoán còn rất nhiều triển vọng. GDP tăng trưởng trên 6%, lạm phát trong tầm kiểm soát, cân đối lớn vẫn kiểm soát được. Đặc biệt, thực lực của thị trường chứng khoán là điều rất quan trọng. Ông Lực dự báo năm nay lợi nhuận của doanh nghiệp niêm yết có thể tăng 20%.

Bên cạnh đó, vai trò của nhà đầu tư ngoại không còn là chủ chốt, điều tiết thị trường như trước đây. Hiện nay, giao dịch của nhà đầu tư ngoại chỉ chiếm 10%.

Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể chủ quan. Vai trò hàn thử biểu của thị trường chứng khoán với nền kinh tế tương đối lỏng lẻo, đây sẽ là rủi ro.

Ông Lực cũng lưu ý, không loại trừ khả năng một số doanh nghiệp hiện nay đang “té nước theo mưa”. Tức là tranh thủ thị trường hiện tại để “làm bóng” kết quả kinh doanh của mình nhằm thuận lợi cho việc phát hành cổ phiếu và trái phiếu. Không riêng Việt Nam, đối với thị trường lớn như Mỹ cũng vậy. Hiện nay, các công ty thực hiện phát hành trái phiếu gấp đôi năm 2019. Đây là hiện tượng tranh thủ đà tăng của thị trường.

“Như vậy, chúng tôi cho rằng sau một thời gian phấn khích, thị trường sẽ có cú điều chỉnh giảm khoảng 7-10%, lúc đó nhà đầu tư phải hết sức bình tĩnh, phải thấy rằng đây là cú điều chỉnh cần thiết để cho thị trường lành mạnh”, ông Lực khuyến nghị.

Chứng khoán có tăng trưởng quá nóng?

Lý giải về sự tăng trưởng nóng lên tới 25% của chỉ số chứng khoán Việt Nam 6 tháng đầu năm nay, TS. Nguyễn Sơn - Chủ tịch Hội đồng quản trị Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) cho rằng, đây là sự tăng trưởng tốt, phù hợp vì mục tiêu kép Việt Nam đạt được là kiểm soát dịch bệnh, trong vòng 3-4 tháng đầu năm kiểm soát rất tốt. Tăng trưởng GDP thấp so với mục tiêu đặt ra nhưng so với các nước trong khu vực là ấn tượng.

Theo ông Sơn, dòng vốn dồi dào với mặt bằng lãi suất ổn định, khá thấp, tín hiệu này sẽ còn kéo dài trong một vài năm nữa vì Fed chưa tăng lãi suất cơ bản, kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giữ nguyên trong thời gian nữa, lãi suất thấp tiếp tục đi vào các khu vực của thị trường gồm cả chứng khoán.

Ngoài ra, dòng vốn rẻ chưa quay lại tập trung cho sản xuất kinh doanh nhỏ, thị trường chứng khoán, vàng, bất động sản cũng có sự luân chuyển giao thoa, đây là chuyện bình thường.

Bên cạnh đó, tăng trưởng của thị trường chứng khoán toàn cầu rất tốt, đặc biệt là Mỹ - đang ở trong giai đoạn tăng trưởng cao nhất mọi thời đại, dù bối cảnh khó khăn. Điều đó để nói rằng, tăng trưởng kinh tế có thể chưa cao, thậm chí âm, nhưng tăng trưởng thị trường vốn khá cao, ở Mỹ, Nhật, Trung Quốc... đều như vậy, thì là vì có nền tảng để có sự ổn định.

Khu vực doanh nghiệp, ngoài các ngành sản xuất kinh doanh thì có những lĩnh vực như tài chính, đầu tư cũng có điểm sáng. Đó là điều cơ bản để trả lời cho câu hỏi, thị trường có nóng hay không và dòng tiền có vào những tài sản “bong bóng” hay không.

Còn về sự chênh lệch giữa dòng vốn nội và ngoại, theo ông Sơn, tuy có sự bán ròng của khối ngoại nhưng mức độ bán ròng không nhiều. Sau khi bán ròng, dòng tiền đó cũng không rút ra khỏi Việt Nam, tức là các nhà đầu tư ngoại đang chờ đợi cơ hội mới, hoặc một lĩnh vực mới, sản phẩm mới. Đối với nhà đầu tư nước ngoài, đây cũng không phải vấn đề lớn vì Việt Nam vẫn là thị trường cận biên.

“Tôi không nghĩ rằng thời điểm này là bong bóng tài sản, trong đó có chứng khoán nhưng đây là giai đoạn chúng ta cần kiểm soát chặt dòng tiền, cảnh báo nhà đầu tư cẩn trọng vì tăng trưởng giá cổ phiếu phụ thuộc vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp”, TS. Nguyễn Sơn nhấn mạnh.

Theo TS. Cấn Văn Lực, thị trường tăng mạnh khiến nhà đầu tư đang sống trong trạng thái đầy “xúc cảm”. Ông Lực đưa ra lời khuyên với nhà đầu tư cần thông thái và điềm tĩnh, không hành động theo cảm xúc đám đông.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả