Thị trường chứng khoán đã tới hạn?
Theo chuyên gia, sự tăng nóng của TTCK đến từ các nhà đầu tư F0, với đặc điểm là mang tâm lý đám đông lớn. Nếu như thị trường có đà đi xuống hoặc gặp sự cố, họ sẽ thoái vốn khỏi thị trường rất nhanh.
Đó là đánh giá của TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng tại ngân hàng BIDV khi trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp xoay quanh chủ đề sự tăng nóng của thị trường chứng khoán thời gian gần đây.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa giá cổ phiếu với tình hình tài chính của doanh nghiệp không được gắn chặt như trước đây, thậm chí có phần trở nên lỏng lẻo. Có thể thấy rất rõ, khi kinh tế suy thoái, nhiều doanh nghiệp khó khăn, phá sản. Các số liệu đều chỉ ra rằng, nhiều doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên TTCK giảm, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới cũng giảm, chỉ có số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh là tăng cao.
Mặc dù kinh tế đang phục hồi trở lại, nhưng nhiều TTCK toàn cầu đã ở mức cao nhất trong vòng 20-30 năm, trong đó, mức tăng mạnh của TTCK Việt Nam có thể do niềm tin của nhà đầu tư tăng, nhưng sự “hưng phấn” đã có lúc trở nên thái quá. Như vậy, về vai trò hàn thử biểu nền kinh tế của TTCK đang có dấu hiệu bị lung lay, quan ngại.
Mặt khác, đà tăng chứng khoán chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực mới nổi và có nhiều lợi thế nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin, thương mại điện tử và bán lẻ, y tế, dịch vụ tiện ích hoặc các lĩnh vực hưởng lợi từ các chính sách hỗ trợ như hóa chất, tài nguyên cơ bản, vật liệu xây dựng... Ngược lại, cổ phiếu của những ngành như du lịch, giải trí, hàng không, ô tô và phụ tùng, viễn thông, điện nước,... vẫn giảm khá mạnh. Điều đó thể hiện sự phân hoá ở các nhóm cổ phiếu, dẫn đến việc tăng nóng ở các nhóm ngành được hưởng lợi.
- CTCK SSI đưa ra nhận định chỉ số VN-Index có thể vượt 1.400 điểm, ông có quan điểm thế nào về vấn đề này?
Trong điều kiện Việt Nam có thể kiểm soát tốt dịch bệnh, cũng như phục hồi kinh tế tốt thì việc đạt mốc 1.400 điểm là hoàn toàn có thể xảy ra. Theo Hiệp hội Tư vấn tài chính Việt Nam (VFCA), TTCK Việt Nam năm 2021 sẽ tăng theo hướng bền vững hơn do:
Ngoài ra, rủi ro đòn bẩy tài chính của nhà đầu tư cũng cần lưu ý, có một số nhà đầu tư sẽ đi vay để đầu tư, hoặc lấy chỗ này bù đắp chỗ kia. Khi thị trường ổn định thì không sao, nhưng khi thị trường xấu thì sẽ rất nguy hiểm. Dòng tiền rẻ kết hợp với tâm lý đám đông và đòn bẩy tài chính, đặc biệt đòn bẩy đầu tư cá nhân tăng cao sẽ khuếch đại mức độ và phạm vi rủi ro.
Chính vì vậy, nhà đầu tư phải thận trọng hơn khi tham gia thị trường, tránh tâm lý đám đông, tránh dùng đòn bẩy tài chính quá nhiều. Mỗi nhà đầu tư cần cố gắng trang bị thông tin, kiến thức cho bản thân mình để có kiến thức đầu tư thực sự, chứ không đi theo số đông. Đặc biệt là phải luôn luôn đa dạng hóa các kênh đầu tư để hạn chế những thiệt hại về tài chính.
Xin cảm ơn ông!
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận