Thị trường chứng khoán 24/3: VNIndex giảm phiên thứ 3 liên tiếp, mất 22 điểm trở về ngưỡng hỗ trợ 1.160
Lực bán mạnh ngay từ đầu giờ sáng đã khiến VNIndex có phiên thứ 3 tiếp tục mất điểm và đang khá chênh vênh trước mốc 1.160. Thanh khoản thị trường chứng khoán tiếp tục ở mức cao. Chỉ sau 40 phút giao dịch, sàn HoSE đã đạt hơn 4.000 tỷ, sàn HNX đạt 450 tỷ đồng.
Lực bán mạnh ngay từ đầu giờ sáng đã khiến VNIndex có phiênthứ 3 tiếp tục mất điểm và đang khá chênh vênh trước mốc 1.160. Thanh khoản thịtrường chứng khoán tiếp tục ở mức cao. Chỉ sau 40 phút giao dịch, sàn HoSE đã đạthơn 4.000 tỷ đồng, sàn HNX đạt 450 tỷ đồng.
Vào cuối giờ trưa, đầu giờ chiều, VNIndex rơi thẳng đứng, cólúc đã mát tới gần 30 điểm, với hàng loạt mã đỏ và nằm sàn trên cả 3 sàn giaodịch. Sau đó lực bắt đáy đã giúp VNIndex hồi phục và chốt phiên với mức giảm21.64 điểm, còn 1,161.81 điểm. Trên sàn HNX, HNX-Index cũng mất 3.65 điểm, đóngphiên 268 điểm, UPCom còn 80.5 điểm.
Lý giải sự sụt giảm liên tục của đó là hàng loạt thông tinkhông mấy tích cực từ thị trường quốc tế như giá dầu giảm sâu, Dow jones mấthơn 300 điểm, các chỉ số chứng khoán chính trên thị trường thế giới và khu vựcnhư DJ, Nikkei, Sanghai, Hang Seng đều đồng loạt giảm điểm do lo ngại về tìnhhình dịch Covid-19 đang tiếp tục diễn biến xấu tại châu Âu và lãi suất trái phiếuMỹ có chiều hướng gia tăng.
Trong nước, việc Ngân hàng Nhà nước giao chỉ tiêu tăng trưởngtín dụng năm 2021 cho các ngân hàng giảm so với năm 2020 (dự kiến mức tăng trưởngtín dụng của toàn hệ thống ngân hàng năm nay vào khoảng 12%) cũng tác động tớitâm lý và hành động của nhà đầu tư. Bởi, thị trường hiểu rằng đây là động tháicho thấy cơ quan quản lý đang phát ra tín hiệu kiềm chế dòng tiền đổ vào nhữnglĩnh vực rủi ro như bất động sản hay chứng khoán. Đây là một lý giải hợp lý nếuđặt trong bối cảnh cơn sốt đầu tư đất nền đang diễn ra trên nhiều địa phươngtrong cả nước mà báo chí đã rầm rộ đưa tin trong những ngày qua.
Nhóm VN30 hôm nay bất ngờ nhất là VIC. Cổ phiếu VIC củaVingroup bất ngờ đi ngược với toàn bộ nhóm VN30 và tăng đến 1,3% trước khi HoSEnghẽn lệnh. VIC trở thành cổ phiếu duy nhất trong nhóm VN30 tăng giá.
Trên sàn HoSE, cổ phiếu SSB của Ngân hàng SeABank lên sàn hômnay đã có một phiên trần liên tục với khối lượng giao dịch lên tới 6 triệu cổphiếu. Cổ phiếu của Vinamilk tiếp tục một ngày giảm do áp lực bán ròng của khốingoại, chỉ còn 98.700 VNĐ/cổ phiếu.
Một số mã cổ phiếu (CP) có khối lượng giao dịch lớn đột biếntrong mấy phiên gần đây
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (PLX): ENEOS Corporationđã mua 25 triệuCP, nâng lượng sở hữu sau giao dịch lên 38 triệu CP (tỷ lệ2,94%). Giao dịch thực hiện ngày 18/3/2021.
CTCP Tập đoàn Đất Xanh (DXG): Quỹ ngoại GrinlingInternational Limited đã bán 3.200.500 CP và Norges Bank đã bán 580.000 CP, giảmlượng sở hữu cả nhóm gồm 11 quỹ liên quan từ 90.149.250 CP (tỷ lệ 17,3937%) xuống86.368.750 CP (tỷ lệ 16,6643%). Giao dịch thực hiện ngày 23/3/2021.
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (TCB): Ông NguyễnVăn Trung, chồng bà Thái Hà Linh – người được ủy quyền công bố thông tin – đăngký mua 200.000 CP. Trước giao dịch ông Trung sở hữu 408.500 CP (tỷ lệ 0,0117%).Giao dịch dự kiến thực hiện từ 26/3 đến 22/4/2021.
CTCP Mía đường Lam Sơn (LSS): Ông Lê Trung Thành, PhóChủ tịch HĐQT, đã mua 125.000 CP trong tổng số 1 triệu CP đăng ký mua trước đó,nâng lượng sở hữu sau giao dịch lên 1.655.052 CP (tỷ lệ 2,47%). Giao dịch thựchiện từ 25/2 đến 19/3/2021.
CTCP Chứng khoán SSI (SSI): En Fund L.P đã nhận 46.859.491CP (tỷ lệ 7,21%) và trở thành cổ đông lớn – đây là số cổ phiếu phát hành cho sốtrái phiếu chuyển đổi của En Fund. Trước giao dịch En Fund không sở hữu cổ phiếunào. Giao dịch thực hiện ngày 16/3/2021.
CTCP Địa ốc No Va (NVL): Bà Nguyễn Thị Xuân Dung, quyềnGiám đốc tài chính, đăng ký mua 350.000 CP. Trước giao dịch bà Dung sở hữu4.746 CP. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 24/3 đến 26/3/2021.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận