Thị trường bất động sản công nghiệp: Cần tháo gỡ 3 điểm nghẽn
Theo dự báo của giới chuyên gia, khi nhu cầu bất động sản công nghiệp tăng lên thì sẽ kéo theo hàng loạt các yếu tố về hạ tầng, logistic, dịch vụ... Khi đó sẽ là thời cơ chín muồi để bất động sản lân cận các khu công nghiệp trỗi dậy mạnh mẽ. Tuy nhiên, để
Cầu vượt cung
Từ nhận định của các chuyên gia cho thấy, bất động sản công nghiệp hiện là lĩnh vực sáng giá nhất của ngành bất động sản Việt Nam. Nửa đầu năm nay, Việt Nam đã thu hút khoảng 15 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), 1/2 trong số đó phục vụ cho lĩnh vực công nghiệp, và phần lớn được sử dụng trực tiếp vào các khu công nghiệp và sản xuất. Tuy con số này chỉ bằng với 85% so với năm trước, nhưng với tình hình hiện tại, có thể nói lĩnh vực này vẫn mang lại rất nhiều giá trị và cơ hội.
Theo Savills Việt Nam, tháng 6/2020, cả nước có 336 khu công nghiệp với tổng diện tích khoảng 97.800ha. Trong đó, 261 khu công nghiệp đang hoạt động và 75 còn lại đang trong quá trình giải phóng mặt bằng, bắt đầu xây dựng. Công suất thuê đạt 76% trên tổng các khu công nghiệp đang hoạt động trên toàn quốc.
Với nguồn cầu tiếp tục vượt quá nguồn cung, có thể thấy rõ sự cần thiết của việc tăng số lượng nguồn cung tại các tỉnh công nghiệp trọng điểm. Tỷ lệ lấp đầy tại các vùng trọng điểm tại phía Nam như Bình Dương, Đồng Nai, Long An, và phía Bắc như Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Phòng đã gia tăng đáng kể từ năm 2018.
Thực tế cho thấy, sự gia tăng nhanh chóng của bất động sản công nghiệp ở các địa phương tiếp giáp TP. Hồ Chí Minh đã phần nào làm tăng thêm giá trị của bất động sản các khu vực lân cận. Theo số liệu báo cáo thị trường quý II/2020 của Batdongsan.com.vn, trong 7 tỉnh phía Nam thì Long An là tỉnh có nhu cầu tìm kiếm nhà đất tăng cao nhất khu vực.
Theo thông tin từ Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Long An, trong 5 tháng đầu năm 2020 có 56 dự án mới đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trong đó, có 41 dự án FDI và 15 dự án trong nước (DDI) với tổng vốn đầu tư cấp mới 219,5 triệu USD và 688 tỷ đồng. Đồng thời có 37 dự án điều chỉnh tăng vốn 48,2 triệu USD và 2.341 tỷ đồng.
Riêng tháng 5/2020, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An đã thu hút đầu tư 11 dự án mới. Trong đó có 7 dự án FDI và 4 dự án DDI với tổng vốn đầu tư cấp mới 12,6 triệu USD và 275 tỷ đồng.
Ông Matthew Powell - Giám đốc Savills Hà Nội - nhận định: “Thị trường đang có hạn chế chính, đó là nguồn cung bất động sản công nghiệp. Vì vậy, các nhà phát triển bất động sản cần nỗ lực phát triển để đáp ứng được nhu cầu thị trường. Đặc biệt cần chú trọng tập trung vào việc phát triển các bất động sản gần sân bay, bến cảng và các tuyến đường chính. Tuy quá trình này khó có thể hoàn thành nhanh chóng, nhưng chúng ta cần biết cách quản lý hiệu quả để đáp ứng được nguồn cầu trong thời điểm Covid-19 hiện nay".
Tháo gỡ 3 điểm nghẽn
Cũng theo nhiều chuyên gia, ngành công nghiệp Việt Nam đang trỗi dậy với nhiều tín hiệu lạc quan. Đặc biệt là trong xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng trên toàn cầu, từ Trung Quốc tản ra các nước Đông Nam Á. Việt Nam trở thành một trong những điểm đến thu hút đầu tư về công nghiệp sản xuất trong khu vực. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường này là nhờ định hướng của Việt Nam trong xây dựng nền kinh tế tập trung vào xuất khẩu, việc xúc tiến thành lập các khu công nghiệp và kinh tế trọng điểm, sự tích cực tham gia các hiệp định thương mại tự do.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA): "Bất động sản công nghiệp là một trong những điểm sáng hiếm hoi trong giai đoạn gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19 như hiện nay. Việc Trung Quốc chuyển dòng vốn qua các nước khác, trong đó hơn một nửa được chuyển qua Việt Nam cho thấy, Việt Nam được lựa chọn là một trong những địa điểm tiềm năng. Đây là cơ hội mà các doanh nghiệp bất động sản phải thay đổi ứng phó một cách nhanh nhạy đối với đại dịch Covid-19 và chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy. Tuy nhiên, tạo dựng được niềm tin mạnh mẽ về sự tăng trưởng trong mắt nhà đầu tư quốc tế, ở giai đoạn hai này, Việt Nam phải chứng minh sẽ kiểm soát dịch Covid-19 tốt hơn nữa".
Bên cạnh đó, để thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam có triển vọng dài hơi thì việc quan trọng là cần giải quyết 3 điểm nghẽn lớn nhất trong đầu tư lúc này. Thứ nhất là điểm nghẽn về thể chế, chính sách pháp luật. Vì tháo được điểm nghẽn thể chế sẽ tháo gỡ được thủ tục hành chính rườm rà, kiến tạo môi trường kinh doanh minh bạch, quy hoạch có trọng tâm trọng điểm. Điểm nghẽn thứ hai là về hạ tầng giao thông và thứ ba là lực lượng lao động có tay nghề cao hiện đang rất thiếu và yếu. Do đó, phải tháo gỡ được các điểm nghẽn này mới nâng cao được sức cạnh tranh trong thị trường bất động sản công nghiệp.
Cũng theo Savills, bất động sản công nghiệp đang phát triển tích cực với vốn FDI tăng gấp 10 lần trong thập kỷ qua. Song, Việt Nam cần chọn lọc các dự án kỹ hơn để nâng cao chuỗi giá trị, nâng cao năng lực cạnh tranh và đảm bảo tăng trưởng bền vững.
Điều này sẽ bao gồm đầu tư liên tục vào cơ sở hạ tầng và liên kết mạng lưới giao thông đa phương; đạt các tiêu chuẩn giáo dục cao hơn và tăng nguồn cung lao động lành nghề thông qua việc lập ra kế hoạch phát triển kỹ năng quốc gia; tập trung thu hút các lĩnh vực ưu tiên trong sản xuất công nghệ cao và thông minh; xem xét và điều chỉnh các chính sách và ưu đãi hiện hành để thu hút đầu tư nước ngoài, thích ứng và khai thác lợi ích của Cách mạng công nghiệp 4.0.
Ông John Campbell - Trưởng bộ phận bất động sản công nghiệp, Savills Việt Nam - khẳng định: Công nghiệp 4.0 đang thu hút sự chú ý của các quốc gia trên toàn cầu, Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Một chiến lược quốc gia, khung pháp lý phù hợp cho Công nghiệp 4.0 và các chính sách có lợi cho cộng đồng doanh nghiệp và công nghiệp là điều cần thiết lúc này.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận