menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Vũ Thị Lâm Oanh

Thế giới phản ứng quyết liệt với Omicron và xu hướng của biến thể mới trong năm 2022

Hơn một tháng từ khi được phát hiện, biến thể Omicron đã xuất hiện ở 5 châu lục, từ ca đầu tiên lan nhanh thành hàng nghìn trường hợp.

Trong những ngày cuối năm 2021, "biến thể Omicron" đang là cụ từ khiến nhiều quốc gia quan ngại. Thế giới đã vừa trải qua mùa lễ hội Giáng sinh và đang chuẩn bị đón năm mới 2022, thời điểm mọi người thường gặp gỡ, tụ tập; cùng với việc nhiệt độ xuống thấp vào mùa đông ở Bắc bán cầu, đây là điều kiện lý tưởng để biến thể Omicron phát tán.

Nhiều quốc gia như Indonesia, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia và cả Việt Nam cũng đã ghi nhận ca nhiễm Omicron đầu tiên. Mặc dù những nghiên cứu ban đầu cho thấy, các ca bệnh nặng và tử vong do mắc Omicron là không nhiều so với biến thể Delta, nhưng trước tốc độ lây lan nhanh của biến thể siêu đột biến mới này, nhiều quốc gia đã có những phản ứng quyết liệt ngay từ khi xuất hiện ca mắc Omicron đầu tiên.

Các nước phản ứng khi có ca nhiễm biến thể Omicron

Ngay sau khi có những ca mắc Omircon đầu tiên, nhiều quốc gia nhanh chóng áp đặt hạn chế nghiêm ngặt.

Mỹ, nơi có số ca lây nhiễm cao nhất toàn cầu, đã ngay lập tức áp lệnh cấm nhập cảnh với người từ châu Phi. Một số thành phố đã tái thiết lập hạ tầng xét nghiệm, trong khi nhiều địa phương yêu cầu bắt buộc đeo khẩu trang ở không gian công cộng trong nhà tới hết tháng 1/2022.

Israel, quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao hàng đầu thế giới, đã đưa Mỹ cùng một loạt nước vào danh sách cấm đi lại để ngăn Omicron xâm nhập.

Tại châu Âu, Hà Lan hôm 20/12 trở thành quốc gia đầu tiên tái phong tỏa toàn quốc vì lo ngại số lượng giường chăm sóc đặc biệt không đủ đáp ứng.

Trong khi đó, nhiều nước như Pháp, Anh hay Italy đã áp đặt các biện pháp mềm mỏng hơn, đồng thời vẫn cho tăng cường xét nghiệm và bắt buộc đeo khẩu trang trong lúc chờ đợi, đánh giá tình hình trước khi đưa ra các hành động cứng rắn để tránh tổn hại nền kinh tế.

Dù chọn cách phản ứng mềm mỏng hay cứng rắn, các nước trên vẫn coi tiêm vaccine COVID-19 là ưu tiên hàng đầu trong lúc này. Cũng theo giới chuyên gia, dù Omicron được cho là có thể né tránh miễn dịch nhưng việc tiêm chủng đầy đủ và tiêm mũi tăng cường vẫn giúp người nhiễm giảm nguy cơ nhập viện và tử vong.

Cẩn trọng trước sự lây lan của Omicron là không thừa

Một thách thức mới là việc phát hiện Omicron trong mẫu xét nghiệm không dễ dàng. Xét nghiệm sớm, xét nghiệm nhiều lần vẫn là phương pháp hàng đầu để truy tìm biến thể Omicron. Thậm chí, các nhà khoa học Anh còn xác định được một phiên bản Omicron "tàng hình", có thể qua mặt phương pháp xét nghiệm PCR đang được nhiều nước sử dụng hiện nay. Chính vì thế, cộng thêm đặc tính lây lan nhanh, biến thể Omicron đang có nguy cơ gây sức ép lên hệ thống y tế.

Không chỉ châu Âu, Mỹ cũng đang tăng cường xét nghiệm để phát hiện những ca lây nhiễm Omicron trong cộng đồng. Với tốc độ lây lan nhanh gấp 5 lần Delta, những đối tượng dễ tổn thương như người già, người có bệnh lý nền và trẻ em sẽ dễ bị lây nhiễm nhất.

Theo WHO và giới chuyên gia y tế, chính vì Omicron chỉ khiến người nhiễm có những biểu hiện giống cúm thông thường nên mọi người sẽ dễ bị nhầm lẫn và không đề phòng. Do đó, cần phải cùng lúc xét nghiệm và tiêm chủng để không vô tình trở thành nguồn lây nhiễm virus trong cộng đồng.

Dự báo biến thể Omicron năm 2022

Tờ Channel News Asia trích nhận định của chuyên gia sức khỏe cộng đồng, Phó Giáo sư Natasha Howard, Trường Y tế Công cộng Saw Swee Hock tại Singapore, cho biết, với sự gia tăng của biến thể Omicron, số trường hợp mắc bệnh và số người nhập viện sẽ tăng lên. Có vẻ như Omicron sẽ trở thành chủng SARS-CoV-2 chiếm số lượng lớn trên toàn cầu vào năm 2022.

Tuy nhiên, tờ báo này cũng trích nhận định của nhà nghiên cứu Ben Krishna tại Đại học Cambridge, Anh, cho rằng, Omicron sẽ không phải là biến thể cuối cùng, nhưng nó có thể là "biến thể cuối cùng đáng quan ngại". Omicron chỉ đơn giản là đột biến ngẫu nhiên, thay đổi theo thời gian để trở nên khó nhận biết hơn đối với hệ miễn dịch. Việc cần làm là nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch nhờ vaccine để đối phó với chúng như bệnh cúm mùa.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại