Thấy gì từ việc khối ngoại đua bán ròng?
động thái từ khối ngoại phần nào tác động tâm lý nhà đầu tư trong nước, còn ảnh hưởng thị trường không quá lớn, do tỷ trọng vốn hóa, thanh khoản hạn chế.
VHM là cổ phiếu bị xả ròng mạnh nhất, hơn 9.482 tỷ đồng. Áp lực bán ròng một phần còn đến từ xu hướng rút vốn đang diễn ra trên một số quỹ ETF lớn. Điển hình là Quỹ DCVFM VNDiamond ETF (FUEVFVND) của Dragon Capital, dòng vốn vào quỹ ETF này ghi nhận đã rút ròng hơn 6.300 tỷ từ đầu năm 2024 và chưa có dấu hiệu ngừng lại.
Tương tự, Fubon ETF - quỹ ETF quy mô lớn nhất thị trường cũng đang đẩy mạnh bán ròng hàng trăm tỷ cổ phiếu Việt Nam trong vài phiên trở lại đây. Dòng tiền vào ETF này từ đầu năm 2024 ghi nhận rút ròng gần 800 tỷ đồng.
Khối ngoại đã bán ròng gần 36.000 tỷ đồng. (Dữ liệu: Vietstock). |
Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Thế Minh - Giám đốc phân tích, Chứng khoán Yuanta Việt Nam - nhận định, loại trừ các giao dịch thỏa thuận, thoái vốn lớn, thì xu hướng giao dịch khối ngoại vẫn là bán ròng, chưa có dấu hiệu dừng lại.
Lý giải cho đà bán ròng của khối ngoại, ông Minh đề cập 4 nguyên nhân. Trước hết là áp lực tỷ giá, lo ngại đồng USD tiếp tục mạnh lên, lạm phát có dấu hiệu gia tăng không chỉ trong nước, mà với nhiều quốc gia. Chênh lệch lãi suất VND và USD cũng gia tăng áp lực tới tỷ giá.
Nguyên nhân khác, theo ông Minh, khối ngoại bán ròng còn do hiệu quả đầu tư của thị trường Việt Nam thấp hơn nhiều quốc gia như Mỹ, các nước châu Âu. Dòng vốn dịch chuyển sang các thị trường đầu tư có kết quả tốt hơn.
Cuối cùng, động thái bán ròng còn xuất phát từ hoạt động cơ cấu danh mục của quỹ ngoại, bán ra ETF trong nước, trong bối cảnh chứng chỉ quỹ ETF không tăng tốt bằng cổ phiếu cơ sở.
“Khối ngoại bán để cơ cấu danh mục, mua lại cổ phiếu cơ sở, có thể dòng vốn này sẽ tham gia trở lại thị trường trong điều kiện thuận lợi hơn”, ông Minh dự báo.
Về ảnh hưởng từ việc khối ngoại bán ròng tới thị trường, ông Minh cho rằng tác động chủ yếu ở tâm lý nhà đầu tư, khiến dòng tiền trong nước thận trọng. Trong khi đó, tác động tới thị trường không lớn do tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 17% vốn hoá, giao dịch chỉ khoảng 9% thanh khoản.
Phiên cuối tuần qua, VN-Index giằng co, đóng cửa giảm gần 5 điểm trước áp lực bán gia tăng, khối ngoại bán ròng hơn 1.500 tỷ đồng. Trong bối cảnh vốn ngoại rút ròng, dòng tiền nội tiếp tục “cân” thị trường.
Theo số liệu từ FiinTrade, nhà đầu tư cá nhân trong nước đã mua ròng 4.130 tỷ đồng trong tháng 4, nâng tổng giá trị mua ròng kể từ đầu năm đạt 20.440 tỷ đồng.
Trong nước, một số yếu tố tích cực kỳ vọng tác động đến dòng tiền thời gian tới. Ông Đinh Quang Hinh - chuyên gia từ Chứng khoán VNDirect - nhận định, sau đà tăng nóng thời gian gần đây, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng đã có xu hướng hạ nhiệt sau động thái hỗ trợ thanh khoản của Ngân hàng Nhà nước. Lợi suất trái phiếu Chính phủ cũng quay đầu giảm. Giá vàng trong nước cũng hạ nhiệt sau thông tin 4 ngân hàng quốc doanh sẽ bán vàng bình ổn giá kể từ ngày 3/6.
Những diễn biến này được kỳ vọng cải thiện tâm lý nhà đầu tư trong tuần giao dịch tới. Đồng thời, VN-Index đã tiến gần tới vùng hỗ trợ quanh 1,250 điểm và khó lùi sâu dưới ngưỡng này. Nhà đầu tư có thể xem xét giải ngân trở lại trong tuần giao dịch tới, ưu tiên cổ phiếu đã về vùng hỗ trợ cứng hoặc các cổ phiếu thuộc nhóm ngành đang có câu chuyện hỗ trợ như bán lẻ, bất động sản, điện và xuất nhập khẩu (dệt may, thủy sản).
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận