Thặng dư thương mại kỷ lục đang giúp gì cho kinh tế Trung Quốc?
Kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng chững lại đáng kể trong những tháng gần đây khi mà Trung Quốc không ngừng đưa ra những nỗ lực hạn chế nhiều ngành, từ xây dựng cho đến hàng hóa.
Theo Bloomberg, tăng trưởng xuất khẩu đã cao hơn kỳ vọng của các chuyên gia đến 3 tháng liên tiếp; thặng dư thương mại tháng 10 đạt 84,5 tỷ USD. Vấn đề với Trung Quốc hiện ở chỗ quy mô GDP hiện lớn đến nỗi mà nhu cầu từ nước ngoài không còn đủ để thay thế đầu tư và tiêu dùng nội địa.
Trong năm nay, tăng trưởng thương mại Trung Quốc cao hơn ngưỡng trước đại dịch COVID-19.
Kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng chững lại đáng kể trong những tháng gần đây khi mà Trung Quốc không ngừng đưa ra những nỗ lực hạn chế nhiều ngành, từ xây dựng cho đến hàng hóa.
Tình trạng thiếu điện đã khiến cho hàng loạt nhà máy buộc phải giảm sản lượng, trong khi đó tình trạng bùng dịch COVID-19 và các biện pháp phong tỏa chặt chẽ đã khiến cho tiêu dùng suy giảm mạnh.
Chuyên gia kinh tế trưởng tại quỹ Pinpoint Asset Management, ông Zhang Zhiwei, nhận xét: “Chính phủ Trung Quốc hoàn toàn có thể chờ đến cuối năm để nới lỏng chính sách tiền tệ và tài khóa, giờ đây, xuất khẩu cũng mang đến yếu tố hỗ trợ nhất định nhằm làm dịu đà chững lại của nền kinh tế”.
Dưới đây là một số chính sách hỗ trợ của Bắc Kinh cho các doanh nghiệp:
Cho phép doanh nghiệp nhỏ trong ngành sản xuất trì hoãn việc đóng thuế trong quý 4
Yêu cầu các ngân hàng đẩy nhanh tốc độ chấp thuận hồ sơ vay thế chấp và duy trì tín dụng ổn định cho lĩnh vực bất động sản
Hối thúc chính quyền các địa phương đẩy nhanh tốc độ phát hành trái phiếu nhằm đáp ứng mục tiêu cho vay trước thời điểm cuối tháng 11
Tăng cường bơm tiền ngắn hạn thông qua hoạt động trên thị trường mở
Cho phép tăng giá điện, can thiệp vào thị trường than đá cũng như điều chỉnh chiến dịch nhằm giảm tỷ lệ tiêu thụ năng lượng nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng năng lượng
Cung cấp các khoản vốn vay chi phí thấp cho các ngân hàng để họ cấp tín dụng cho nhóm doanh nghiệp nhỏ
Hối thúc chính quyền địa phương khởi động việc xây dựng các dự án hạ tầng lớn
PBOC cũng cho biết đã đưa ra công cụ tiền tệ nhằm cung cấp nguồn vốn giá rẻ cho các ngân hàng nhằm cho các doanh nghiệp trong các lĩnh vực vay để phục vụ cho mục tiêu giảm khí thải các bon
Vai trò của Trung Quốc trong vị thế nước xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới đã giúp nước này hưởng lợi khi mà nhu cầu hàng hóa tăng cao thời kỳ hậu đại dịch COVID-19. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã nâng dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu năm 2021 lên 10,8% từ mức 8% và như vậy nếu kịch bản này xảy ra, Trung Quốc sẽ có năm tăng trưởng kinh tế cao nhất tính từ năm 2010. Năm 2022, kinh tế Trung Quốc có thể tăng trưởng 4,7%.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận