TCM: Rủi ro có to hơn cơ hội?
Mời quý độc giả và nhà đầu tư cùng Team Moss đánh giá và phân tích mã cổ phiếu TCM
Thông tin doanh nghiệp
Công ty Cổ phần Dệt May Thành Công tiền thân là Hãng Tái Thành Kỹ nghệ Dệt được thành lập năm - 1967. Tháng 08/1976 được chuyển thành Xí nghiệp quốc doanh với tên gọi Nhà máy Dệt Tái Thành, sau đó lần lượt được đổi tên thành Nhà máy Dệt Thành Công, Công ty Dệt Thành Công. Năm 2000 đổi tên thành Công Ty Dệt May Thành Công. Tháng 07/2006, chuyển đổi hình thức hoạt động thành Công ty Cổ phần Dệt May Thành Công.
Dữ Liệu thị trường
Cổ phiếu lưu hành 57,916,468
Giá cao nhất trong 52 tuần 31,730 đ
Giá thấp nhất trong 52 tuần 11,100đ
Khối lượng trung bình (10 ngày) 541,511 cp
Cổ đông lớn
Ngành nghề kinh doanh
⦁ Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại bông, xơ, sợi, vải, hàng may mặc, giày dép và máy móc, thiết bị, phụ tùng, nguyên phụ liệu, vật tư, hoá chất (trừ các hoá chất độc hại), thuốc nhuộm, bao bì;
⦁ Kinh doanh bất động sản;
⦁ Bán lẻ trong siêu thị, trung tâm thương mại: thịt và các sản phẩm thịt; thuỷ sản; rau, quả; sữa và các sản phẩm sữa, bánh, mứt, kẹo và các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột; đồ uống; thực phẩm khác (trừ lúa, gạo, đường); môi giới thương mại; uỷ thác mua bán hàng hoá; đại lý mua bán, ký gửi hàng hoá; cho thuê văn phòng, nhà xưởng, kho bãi;
⦁ Đầu tư, xây dựng, kinh doanh, lắp đặt, sửa chữa, lập tổng dự toán các công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng khu công nghiệp, khu du lịch; giám sát công tác xây dựng và hoàn thiện công trình dân dụng – công nghiệp; tư vấn xây dựng (không bao gồm: khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, kỹ sư hoạt động xây dựng, kiến trúc sư hoạt động xây dựng);
⦁ Khách sạn, biệt thự hoặc căn hộ kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày; nhà khách, nhà nghỉ kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày; nhà trọ, phòng trọ và các cơ sở lưu trú tương tự; nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống
Địa bàn kinh doanh
⦁ Kết quả kinh doanh
⦁ Tình hình kinh doanh từ 2015 tới 2018 tăng trưởng đều.Tuy nhiên,doanh nghiệp năm 2019 lợi nhuận sụt giảm do đối tác là Sears doanh nghiệp phía Mỹ nộp đơn xin phá sản (Sears đóng góp 7% doanh thu hàng năm) và buộc TCM phải trích lập khoản dự phòng.
⦁ Năm 2018 TCM được hưởng lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ Trung nên phần lớn các DN dệt may được hưởng lợi từ đơn hàng chuyển từ từ Trung Quốc.Đồng nhân dân tệ mất giá khiến cho nguyên liệu dệt may giảm mạnh tạo cho biên lợi nhuận tăng vọt.
⦁ Năm 2019 lợi nhuận sau thuế giảm 1 phần do năm 2018 phần thu nhập khác tăng thêm 69 tỷ đồng qua đó Team Moss đánh giá tình hình kinh doanh của DN không có biến động quá nhiều.
⦁ Quý 1/2020 lợi nhuận giảm 21% do dịch bệnh Covid ảnh hưởng xuất khẩu và nhập nguyên liệu từ phía Trung Quốc.Sang tới Q2 lợi nhuận tăng trưởng 36% so với cùng kỳ nhờ việc linh hoạt sản xuất qua mảng khẩu trang.
⦁ Lưu chuyển tiền tệ
Nhận xét:
⦁ Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn duy trì mức dương qua hàng năm.Năm 2019 đột biến do hưởng lợi từ chiến tranh thương mại đẩy mạnh tiêu thụ hàng tồn kho (~ 500 tỷ đồng).
⦁ Dòng tiền từ hoạt động đầu tư tăng 80 tỷ trong 2018 từ thu hồi nợ phía Sears đối tác đã phá sản của TCM.
⦁ Dòng tiền từ hoạt động tài chính âm 390 tỷ trong năm 2019 do doanh nghiệp phải đảo nợ để trả nợ vay trước đó.
⦁ Kế hoạch năm 2020
Trong năm 2020, TCM trọng đại hội cổ đông vừa qua đã có một số quyết định như sau:
Chỉ tiêu kinh doanh:
- Đặt doanh thu hợp nhất năm 2020: 3,779,618,505,000 VNĐ
- Đặt mục tiêu lợi nhuận hợp nhất năm 2020: 188,980,913,500 VNĐ
Định hướng phát triển:
⦁ Năm 2020, Công ty dự kiến sẽ đầu tư thêm nhà máy may số 2 tại Vĩnh Long để tiếp tục tăng năng lực sản xuất cho sản phẩm may.
⦁ Dự kiến sẽ khởi công xây dựng vào Quý 4/2020 với tổng mức đầu tư cho nhà máy này khoảng 120 tỷ đồng, thời gian thi công dự kiến là 6 tháng - 8 tháng, nhà máy may số 2 có công suất là 12 triệu sản phẩm/1 năm và sau khi hoàn thành sẽ góp phần tăng công suất của toàn bộ các nhà máy may Công ty lên 36 triệu sản phẩm/năm
Rủi ro và cơ hội khi đầu tư vào TCM
Rủi ro:
⦁ Rủi ro do dịch bệnh covid 19 ngày càng diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến việc xuất khẩu thương mại của TCM đến các thị trường lớn như Mỹ và EU.
⦁ Rủi ro về tỷ giá khi quan hệ giữ Mỹ và Trung Quốc ngày càng căng thẳng leo thang.
⦁ Rủi ro về nguồn nguyên vật liệu khi sản lượng vải một năm của Việt Nam vẫn rất nhỏ, thua Trung Quốc gần 50 lần. TCM vẫn phải nhập nguồn vải từ Trung Quốc với tỷ trọng khoảng 10% nhưng hiện tại Trung Quốc vẫn chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid 19
Cơ hội:
⦁ Kỳ vọng sức mua của người tiêu dùng sẽ có chuyển biến phục hồi từ cuối năm 2020. TCM tiếp tục tận dụng lợi thế từ chuỗi giá trị hoàn chỉnh, và TCM sẽ khai thác được cơ hội mới từ hiệp định EVFTA.
⦁ Giá trị nhập khẩu vải tháng 3/2020 tăng 50,6% so với tháng trước Khoảng 60% vải sử dụng cho sản xuất trong nước của Việt Nam được nhập khẩu từ Trung Quốc. Do đó, nhu cầu vải trong nước đã tăng mạnh trong quý 1/2020 do sản xuất của Trung Quốc bị gián đoạn bởi việc đóng cửa do dịch bệnh. Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất khẩu trang tăng mạnh trong giai đoạn dịch làm cho nhu cầu vải cũng tăng lên. Cụ thể, giá trị nhập khẩu vải tháng 3/2020 tăng 50,6% so với tháng trước lên 1,07 tỷ USD.
⦁ Quy mô thị trường khẩu trang toàn cầu trong giai đoạn 2015-2026 (tỷ USD) Đại dịch COVID-19 đã tạo ra nhu cầu khổng lồ đối với khẩu trang vải và khẩu trang y tế, dẫn đến thiếu hụt nguồn cung trên toàn cầu.
Bài viết thể hiện nghiên cứu và quan điểm riêng của nhóm tác giả, 24H Money không chịu trách nhiệm về những thiệt hại mà nhà đầu tư gặp phải khi sử dụng những thông tin trên trong hoạt động đầu tư. Để được tư vấn đầu tư, tìm hiểu thêm thông tin từ chuyên gia, vui lòng truy cập tại đây. Hoặc hotline: 0796960133 |
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận