Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam: Xăng dầu thế giới giảm lợi nhuận cao hơn so với khi giá cao?
Vốn cổ phần Petrolimex cuối năm 2019 là 12.939 tỷ đ, trong đó cổ phần nhà nước chiếm 82,4%. Cuối tháng 4/2020 cổ phiếu PLX có giá 40.300 đ là mức giá khá tốt. Doanh thu công ty mẹ 2019 đạt 127,8 nghìn tỷ đ, lợi nhuận sau thuế đạt 3.139 tỷ đ, tương đương với lợi nhuận 2018.
Doanh thu hợp nhất tập đoàn 2019 đạt 189,6 nghìn tỷ đ, lợi nhuận sau thuế hợp nhất ~4.676 tỷ đ. Trong đó kinh doanh xăng dầu chiếm hơn 90% tổng doanh thu. Doanh thu bán trong nước ~85%, số còn lại là bán tái xuất và bán ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Sản phẩm xăng dầu chịu nhiều loại thuế khác nhau. Hàng tiêu thụ trong nước chịu thuế VAT 10%, xăng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10% (trừ E5 - 8%, E10 - 7%), thuế nhập khẩu xăng 20%, dầu diesel 10% (có thể điều chỉnh tuỳ tình hình thực tế), thuế bảo vệ môi trường xăng 4.000 đ/lít, dầu diesel 2.000 đ/lít.
Năm 2019 phát sinh thuế của cả tập đoàn ~45 nghìn tỷ đ (VAT ~9,5 nghìn tỷ đ, TTĐB ~ 1,9 nghìn tỷ đ, xuất nhập khẩu ~2,1 nghìn tỷ đ, bảo vệ môi trường ~30 nghìn tỷ đ, thu nhập doanh nghiệp ~1 nghìn tỷ đ, thu nhập cá nhân ~105 tỷ đ, nhà đất ~238 tỷ đ, thuế khác ~305 tỷ đ). Người tiêu dùng xăng dầu đã đóng góp phần lớn thuế.
Trong cơ cấu doanh thu chi phí 2019 thì lợi nhuận gộp chỉ 7,4%, trừ chi phí tài chính 0,5%, chi phí bán hàng 4,6%, chi phí quản lý 0,3%, cộng với thu nhập tài chính và lãi ở các công ty liên doanh, liên kết mới có được lợi nhuận trước thuế 5.648 tỷ đ. Khi giá xăng dầu thế giới giảm thấp thì kinh doanh dễ cộng thêm lợi nhuận cao hơn so với khi giá cao.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận