Tăng vốn ảo - Câu chuyện đặc trưng của TTCK
1. Tăng vốn ảo là gì?
Mình là chuyên gia thực chiến, nên chỉ nói kiểu nhận diện thôi nhé. Học thuật để các vị giáo sư, tiến sỹ họ nghiên cứu.
Tăng vốn ảo theo định nghĩa của Madam, là việc doanh nghiệp niêm yết dùng các chiêu trò để qua mắt được cơ quan quản lý nhằm phát hành tăng thêm lượng cổ phiếu, niêm yết, đăng ký giao dịch mà thực tế không phải bỏ tiền thật ra.
2. Các chiêu trò nhằm qua mắt cơ quan quản lý, cổ đông, tổ chức kiểm toán,…
- Về quy định, thì đương nhiên doanh nghiệp niêm yết đáp ứng đủ thì mới được chấp thuận chào bán để tăng vốn; rồi sau đăng kí niêm yết; rồi hết thời gian hạn chế chuyển nhượng mới có thể bán được cổ phiếu trên sàn chứng khoán.
- Về dòng tiền: nộp vào, rút ra trong thời gian ngắn và bản chất là ko có tiền mà tăng vốn trên sàn chứng khoán được mới là giỏi. Còn có tiền thật, thì gọi là tăng vốn thật, chứ ảo gì nữa
3. Một số chiêu trò nằm trên bảng cân đối kế toán
- Trước khi tăng vốn thì cần lên kịch bản. Mà cái kịch bản này, chủ doanh nghiệp mà ko có chuyên môn sâu về tài chính, kiểm toán, chứng khoán thì không thể nào tự làm được. Phải có đội chuyên môn tư vấn
- Kịch bản thường bao gồm các cấu phần:
(1) Dự định số vốn cần tăng dựa trên phán đoán sự cho phép của cơ quan quản lý
(2) Dự định số người đứng tên hộ. Nếu là tăng vốn theo hình thức phát hành riêng lẻ thì cần người đứng tên là nhà đầu tư chuyên nghiệp.
(3) Dự định số tiền phải nằm trong 1 giai đoạn ngắn: kể từ khi nộp tiền vào tài khoản ngân hàng chịu phong tỏa thường là 30 ngày, đến khi cơ quan quản lí chấp thuận thì dỡ ra được ngay bằng vài hợp đồng hợp tác đầu tư hay gì đó, miễn có lý do tiền đi khỏi công ty là được. Cái này là mất chi phí thật, ít nhất ko có tiền thì đi vay nặng lãi, tức phải trả lãi 30 ngày này.
(4) Dự định làm gì với số vốn này: (i) bán luôn cổ phiếu trên sàn đang có, vì số sắp có ko được chuyển nhượng nhưng vẫn có thể có quyền biểu quyết để ko bị mất công ty; (ii) chờ hết thời hạn chuyển nhượng rồi bán; (iii) tạo thành 1 game kiểu tăng vốn để thu hút người chơi luôn rồi vẫn thực hiện (i) và (ii)
(5) Cần có kịch bản phân phối cổ phiếu và đội chuyên nghiệp thực hiện. Vì không phải ai có cổ phiếu cũng bán được, phải có công cụ, dụng cụ. Và cái thị trường của mình rất thích cổ phiếu kiểu này, ko cần hiểu biết, chỉ cần thông tin sớm là lao vào cờ bạc với nhà cái ngay
- Các chỉ tiêu nằm trong bản cân đối kế toán, mà ai có chuyên môn 1 chút thôi đều đọc được:
(1) Dòng tiền luôn âm sau khi tăng vốn. Bạn tưởng tưởng, nếu Cty thực sự chỉ có 100 tỷ, mà bạn tăng vốn ảo lên 500 tỷ, thì đương nhiên cái 400 tỷ kia chỉ vào được 1 khúc cho tới khi cơ quan quản lí chấp thuận việc tăng vốn là buộc phải đi ngay, vì tốn chi phí lãi vay nóng.
(2) Tiền buộc phải đi ngay, nên bằng chiêu trò kí hợp đồng thể hiện như anh Quýt ở FLC là ủy thác cho người thân đầu tư; kí hợp đồng mua hàng, nhưng chưa nhận hàng đã trả trước cho bên bán; hợp tác đầu tư phát triển dự án,… nói chung là hợp đồng nào mà tiền trả 1 cục đi ngay thì nó ở đó, và người kí hợp đồng bên đối tác cũng là người quen của chủ doanh nghiệp.
(3) Do không có tiền thật, nên trên bảng cân đối kế toán, đến 5 – 10 năm sau thì khoản mục tăng vốn ảo vẫn còn nguyên đó, nếu tiền không được trả lại. Tức là hàng năm, lại phải đảo người 1 lần. Kiểu năm nay ủy thác đầu tư cho ông A, thì sang năm tất toán với ông A, rồi lại gộp gốc và lãi sang cho cty B. Chỉ tốn ít phí chạy tiền qua tài khoản ngân hàng kiểu nộp vào/rút ra. Nên vụ anh Quýt thì xem lại báo cáo tài chính nhìn 1 lúc là nhìn thấy hết đó toàn người quen của anh ấy cả.
4. Các dấu hiệu nhận biết nguy cơ cổ phiếu đó có thuộc tăng vốn ảo sau khi niêm yết hay không:
- Trong lịch sử quá khứ, đồ thị luôn có hình cây thông. Vì khi bo được cung kéo lên 1 mức giá nhất định là hành trình phân phối. Sau phân phối là giá cắm hẳn xuống, hầu như ko có cầu tạo lập thì kệ bà con chơi với nhau, nên thanh khoản lẹt đẹt và giá cứ theo xu hướng giảm trừ khi đội chủ quay trở lại
- Giá thường là dưới 10 trong phần lớn thời gian ở trên sàn. Thế mà nhiều trường hợp, giá 6 mà vẫn chào bán riêng lẻ giá 10 được, là dấu hiệu đặc trưng của cổ phiếu tăng vốn ảo.
- Hệ số Beta siêu lớn nếu so với toàn bộ thị trường
- Việc phân phối cổ phiếu dạng này thường ko được các công ty chứng khoán lớn kiểu như SSI, VCI, VND, VCBS… phân tích nhận định đánh giá khuyến nghị. Mà chỉ đi qua kênh phân phối như các KOL, các Broker, các công ty chứng khoán chứa chấp hàng đầu cơ mà mình ko tiện nêu tên. Các cổ phiếu dạng này, thường được PR trên các diễn đàn tài chính ko có kiểm duyệt của nhà nước, trên Facebook của các group đông member, qua kênh của Broker dạng tin mật biết trước…. và mô hình đa cấp chứng khoán mà trước đây mình có chia sẻ trên FB rồi.
- Chủ doanh nghiệp thường hay “thất hứa” trước cổ đông. Ví dụ: khi cần cổ phiếu tăng giá sẵn sàng họ đưa thông tin tốt, dự báo kết quả kinh doanh tốt, hay kế hoạch kinh doanh đạt doanh thu, lợi nhuận khủng; khi bán xong rồi, họ làm ngược lại để còn giá giảm, mua lại cổ phiếu
Bài tập về nhà: nhờ các bạn đánh giá xem cổ phiếu như HAG có thuộc diện tăng vốn ảo không nhé.
Bài tiếp theo mình sẽ nói lí do có nên chơi cổ phiếu dạng này không? Và làm sao để chiến thắng được ông chủ doanh nghiệp, mà không phải kiểu đánh bạc với nhà cái.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận