Tìm mã CK, công ty, tin tức


Đọc nhiều
Bình luận nhiều
Học giỏi và nghèo là hai thứ tách biệt. Tuy trông liên quan đến nhau và có thể ảnh hưởng đến kết quả của đôi bên, nhưng không quyết định.
Học giỏi thì ở quốc gia nào cũng có chứ không riêng Việt Nam. Chủng tộc con người ở đâu cũng có hai mắt, tại, tay và chân. Sự khác biệt nằm ở văn hoá, ngôn ngữ và địa lý.
Học sinh Việt Nam không lười và sinh viên Việt Nam không thua kém ai.
Nhưng vẫn chưa trả lời câu hỏi, “Tại sao học giỏi mà vẫn nghèo?”
Nghèo có thể phân ra hai loại: cấp cá nhân và quốc gia.
Một người học giỏi chưa chắc đã giàu. Phần lớn cử nhân ra trường phải đi làm thuê với lương khởi điểm 10 triệu đồng, theo mệnh giá năm 2023. Họ có khả năng thoát nghèo bằng chất xám, cơ hội làm việc trong các công ty lớn và làm việc ở ngoài nước. Hơn nữa, học giỏi sẽ mang lại tấm vé săn học bổng và thay đổi sự nghiệp.
Học giỏi chưa chắc giàu, nhưng không học thì mãi nghèo, trừ khi có tài năng xuất chúng gì đó như xinh đẹp hay kinh doanh giỏi.
Vậy còn nghèo ở cấp quốc gia. Như câu châm biếm trên mạng, “Đừng tự hào đất nước nghèo mà học giỏi. Hãy hỏi vì sao học giỏi mà vẫn nghèo.”
Cái nghèo ở cấp quốc gia gần như không liên quan gì tới việc các cá nhân học giỏi hay không. Nó là kết quả của nhiều yếu tố bao gồm: địa lý, môi trường, chính sách, pháp luật, và kỹ năng điều hành.
Đó là những thứ một sinh viên với IQ cỡ Einstein cũng không thể tác động được. Anh ta chỉ có thể thay đổi chỗ ở.
Cũng như Ấn Độ. Trong 1.3 tỷ dân thì thế nào cũng phải sản sinh ra những cá nhân xuất chúng như CEO của Microsoft và Google. Nhưng GDP đầu người của họ chỉ là $2,200, thua cả $4,000 của Việt Nam.
Người Ấn học giỏi nhưng nghèo vì môi trường kiềm chế và không cho tài năng đó được biến thành thịnh vượng. Người Việt Nam cũng tương tự, trừ khi ai đó có thể nêu lý do khác thuyết phục hơn.
Ai rảnh đọc cuốn “Tại sao các quốc gia thất bại.” Giờ chưa rảnh để nói thêm
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường