Tại sao năm 2024 thị trường phân hóa mạnh?
Nhiều nhà đầu tư thắc mắc là thị trường tăng 127 điểm mà nhiều ngành không tăng, thậm chí trong cùng một ngành mà cổ phiếu ông hàng xóm tăng, cổ phiếu mình không tăng. Nghe nhiều Brokcer và hội nhóm hô chuẩn bị điều chỉnh mà nhìn lại tài khoản mình đã tăng đâu mà chỉnh nhỉ?
1, Bối cảnh chung:
- VNI lập đỉnh lịch sử vào ngày 5/01/2022 đạt 1536 điểm sau đó vào chu kỳ downtrend đến ngày 16/11/2022 xác lập tạo đáy tại 875 điểm
- Sau khi xác lập tạo đáy VNI phục hồi và tạo đỉnh trung hạn ngày 7/9/2023 với mức giá 1255 điểm
- Sau chu kỳ downtrend mạnh giảm 661 điểm (43%) thị trường phục hồi đến đỉnh trung hạn tăng 380 điểm (43%)
- Vì chu kỳ downtrend VNI giảm quá mạnh, mất gần ½ điểm số (một số ngành có hệ số Beta cao như CK, BĐS giảm tới 2/3) tức là về dưới giá trị sổ sách nên khi phục hồi gần như tất cả đều phục hồi, ngành tăng thì cả ngành đều tăng.
- Tính từ đầu năm 2024 khi VNI đạt 1130 điểm thì đa số ngành và CP riêng lẽ đã về giá trị thực của nó nên không còn rẻ nữa (trừ Bank) nên khi tăng có sự phân hóa là đương nhiên
- Sau chu kỳ downtrend và một nhịp điều chỉnh tháng 8/2028 NĐT đã học được nhiều bài học, NĐT mới tham gia thì đa phần trẻ nên đã trang bị kiến thức trước khi tham gia tốt hơn NĐT F0 trước đây
2, Tại sao chỉ một số ngành tăng trong 2 tháng qua
Như phân tích ở trên, với đa số các ngành định giá không còn rẻ nữa mà NĐT thì đã thông minh hơn, kinh nghiệm hơn rất nhiều nên chỉ còn ngành Bank có định giá rẻ là tăng đầu tiên, còn các ngành khác có tiềm năng tăng trưởng cao tăng tiếp theo như:
- BĐS KCN: Tăng do vốn FDI tăng mạnh, VN ký hiệp định hợp tác với gang như tất cả các nước và tổ chức kinh tế lớn đặc biệt là Mỹ, Trung, Nhật, Otraylia… Giá cho thuê tăng đều theo từng năm, trào lưu Trung Quốc +1 đã dịch chuyển nhiều nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam, Một số DN BĐS KCN tiền than là cty Cao su nên được hưởng lợi nhờ giá cao su tăng đầu năm 2024. Đầu tư công tăng mạnh giúp kết nối tốt, hạ tầng logsictis cải thiện góp phần thu hút vốn FDI ngày càng nhiều
- Hóa chất- Phân bón: là ngành tài nguyên cơ bản nên khi kinh tế phục hồi thì nhu cầu tăng, hiện tượng cực đoan về thời tiết đã giảm sản lượng lương thực nên lượng phân bón tiêu thụ nhiều khi gia tăng sản xuất.
- Công nghệ: Sau Covid các nước đều đẩy mạnh số hóa, công nghệ hóa. Nhiều DN truyền thống sau đại dịch gặp khó khăn trong quá trình cạnh tranh dẫn đến nhu cầu cấp thiết số hóa để giảm chi phí, tăng năng suất
3, Tại sao chỉ một số CP trong ngành tăng
- NĐT thông minh hơn nên cùng ngành tăng nhưng chỉ CP có cơ bản tốt, triển vọng lớn, lợi thế cạnh tranh tốt hơn mới tăng
- Dòng tiền của NĐT trung và dài hạn, đầu tư giá trị thường chọn CP cơ bản tốt, thanh khoản lớn đủ để đi vốn
- CP nào có đội lái mạnh, đàm phán xong margin thì đánh lên trước (2 CP giống nhau nhưng 1 CP chưa xong hạn mức margin thì chưa đánh)
- UBCK thanh kiểm tra các công ty CK chặt hơn nên việc cấp margin hạn chế hơn (không cấp margin “lái” lấy gì đánh)
4, Ngành nào sẻ tăng tiếp theo
Các ngành đã tăng trước mà triển vọng còn lớn hoặc chưa tăng hết sóng 1 như: BĐS KCN, Hóa chất, Công nghệ vẩn tiếp tục tăng
- Lương thực-Thực phẩm: Do hiện tượng thời tiết cực đoan làm giảm sản lượng trên toàn cầu, các DN xuất khẩu đang được hưởng lợi do tăng cả về lượng và giá
5, Hành động của chúng ta
- Phân hóa càng lớn thì NĐT cần phân tích nhiều hơn, sâu hơn, tìm người dẫn dắt tốt hơn
- Chọn đúng ngành, đúng CP tốt trong ngành, đúng điểm vào, điểm ra→ tối ưu hóa lợi nhuận (có CP tăng 30%, có CP chưa tăng trong cùng ngành)
- Nên luân chuyển ngành và luân chuyển CP trong ngành khi đã tăng mạnh→ gia tăng lợi nhuận
- Đầu chân sóng cần đi vốn tối đa→ sử dụng margin→ vừa an toàn vừa tối ưu hóa lợi nhuận.
- Không gia tăng vốn khi lên vùng cao
Video phân tích chi tiết và đầy đủ bên dưới, các bạn xem nếu thấy hay cho mình 1 like và giới thiệu cho người thân, bạn bè cùng xem nhé!
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận