Tại sao chứng khoán Việt Nam sau 23 năm vẫn chỉ loanh quanh 1100?
Nếu so sánh với thị trường chứng khoán Mỹ, Nhật, châu Âu hẳn chúng ta sẽ thấy chạnh lòng khi mà chứng khoán bên các nước phát triển đã tăng rất mạnh mẽ rồi. Cụ thể chứng khoán Mỹ đã vượt đỉnh cao mọi thời đại, ở trong 1 uptrend dài hạn. Trong khi chứng khoán VN chứng ta vẫn mò mẫm tích lũy vùng đáy quanh 1100 sau 23 năm vẫn vậy. Nguyên nhân tại sao?
Đầu tiên chúng ta phải xem những mã vốn hóa lớn ảnh hưởng nhất đến chỉ số của chứng khoán các nước phát triển, cụ thể là Mỹ. Ở bên Mỹ công nghệ rất rất phát triển, hầu hết rổ chỉ số của họ đều là các công ty công nghệ lừng lẫy như apple, amazone, intel, tesla, google, facebook, nvidia ... và một số các cổ phiếu tiêu dùng như walmac, coca cola, pepsi, mcdonal, ... Đây là nhóm cổ phiếu tăng trưởng bền vững, luôn tạo ra các giá trị thặng dư lớn, tạo ra các cuộc cách mạng công nghệ và đổi mới không ngừng, ít bị ảnh hưởng bởi chu kỳ bơm hút tiền của ngân hàng trung ương. Vì vậy chứng khoán Mỹ nó vẫn vững bước đi lên mặc kệ FED tăng lãi suất cao kỷ lục hơn 20 năm qua.
Trong khi nhìn chứng khoán VN, chúng ta xem cái rổ VN30 chiếm đến hơn 80% vốn hóa toàn thị trường đi. Hơn 1 nửa là cổ phiếu ngân hàng, sau đó là một mớ bất động sản, rồi chứng thép. Đây đều là các cổ phiếu theo tính chu kỳ, cực kỳ nhạy cảm với chu kỳ bơm hút tiền của ngân hàng trung ương. Khi ngân hàng bơm tiền, lãi suất cực rẻ thì bất động sản tăng giá mạnh, ngân hàng ăn theo cho vay được nhiều, thép thì ăn theo chu kỳ tăng giá thép, chứng khoán cứ bơm tiền rẻ là lên. Đến khi ngân hàng hút tiền về, lãi suất lên cao, nhóm này ngay lập tức về mặt đất, rơi về máng lợn. Nên chúng ta có thể thấy rõ nhất, năm 2020-2021 đại dịch xảy ra, lãi suất hạ thấp, tiền bơm mạnh ra để cứu nền kinh tế thì thị trường chứng khoán lao 1 mạch từ vùng 650 lên 1500. Nhưng đầu năm 2022, ngân hàng tăng lãi suất, hút tiền về, thị trường đã rơi 1 mạch từ 1500 về 873. Nói chung rổ chứng khoán ở VN chủ yếu là các mã mang nặng tính đầu cơ theo chù kỳ, rất hiếm các mã cổ phiếu tốt thuộc nhóm ngành tăng trưởng bền vững như tiêu dùng, đặc biệt là công nghệ. Đây cũng là nhóm ngành mà khối ngoại rất thích đầu tư nhưng thiếu lựa chọn ở thị trường chứng khoán VN.
Đó là nguyên nhân khiến chứng khoán VN sau 23 năm vẫn loanh quanh 1100.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận