Tại sao Chính phủ sẽ không phát hành tín phiếu khi tỷ giá đang tăng mạnh?
Đóng phiên giao dịch cuối tuần, VN-Index giảm hơn 21 điểm với lực bán mạnh đến từ nhiều nhóm ngành, đặc biệt là nhóm ngân hàng và nhóm trụ giảm sâu.
Vậy, liệu tin đồn này có phải là sự thật hay không? Tỷ giá sẽ tác động như thế nào đến thị trường chứng khoán? Ngân hàng nhà nước sẽ hành động gì khi tỷ giá tăng? Và đặc biệt, thị trường có sập mạnh từ 1250 về 1025 điểm như giai đoạn T9/2023 hay không?
Mời nhà đầu tư tham khảo bài phân tích chi tiết chuyên sâu dưới đây của SimpleInvest để hiểu đúng bản chất, có góc nhìn chính xác, từ đó đưa ra được các quyết định đầu tư phù hợp và hiệu quả nhất nhé!
I. VÌ SAO PHẢI PHÂN TÍCH TỶ GIÁ
Đây là vấn đề rất quan trọng và có mức độ tác động lớn đến xu hướng của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Nhìn lại các diễn biến tương tự từng xảy ra để thấy được mức độ tương quan giữ tỷ giá và xu hướng thị trường chứng khoán:
Trong giai đoạn từ 21/09 - 08/11/2023, NHNN hút ròng hơn 360 nghìn tỷ đồng để kiềm chế tỷ giá tăng.
Sau khi có tin phát hành tín phiếu trong T9/2023, thị trường đã rơi hơn 200 điểm, từ 1250 về 1025 điểm.
II. Vì sao tỷ giá tăng?
- Tỷ giá tăng có thể đến từ 2 nguyên nhân sau:
(1) Đồng Đô la tăng giá (DXY tăng).
(2) Tình hình trong nước khiến nhu cầu tiền Đô la tăng (Cầu>Cung), dẫn đến tiền Đô la trong nước tăng.
+ Nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu
+ Đầu cơ vàng
+ Nhu cầu đầu tư Bitcoin…
SimpleInvest phân tích từng lý do có thể khiến tỷ giá tăng hiện tại:
1. Chỉ số Dollar Index (DXY)
- Đây là chỉ số rất quan trọng và cần đặc biệt quan tâm khi phân tích tỷ giá, cũng là chỉ số mà Việt Nam không thể kiểm soát được mà bắt buộc phải hành động theo để ổn định tỷ giá.
- Chỉ số này cũng là nguyên nhân chính khiến cho tỷ giá tăng mạnh và thị trường tạo đỉnh hồi T9/2023.
- Ở thời điểm hiện tại, chỉ số này không chỉ không tăng mà còn đang giảm sâu.
Như vậy, yếu tố quan trọng nhất có thể khiến áp lực tỷ giá gia tăng là DXY không có diễn biến xấu. Từ đó thấy được việc tỷ giá tăng đến từ yếu tố trong nước và hoàn toàn có thể kiểm soát được.
2. Các tác động trong nước đến Tỷ giá
(1) Tình hình Xuất – Nhập khẩu
- Nhập khẩu đòi hỏi phải thanh toán bằng tiền Đô. Nhập khẩu gia tăng và cao hơn xuất khẩu sẽ khiến nhu cầu sử dụng Đô để thanh toán gia tăng (cầu>cung) khiến tiền Đô trong nước tăng.
- Tuy nhiên, tỷ giá tăng lần này không phải do xuất nhập khẩu. Bởi lẽ, 2 tháng đầu năm, Việt Nam vẫn thăng dư hơn 4.7 tỷ USD (xuất khẩu>nhập khẩu).
(2) Đầu cơ vàng
- Đây được SimpleInvest đánh giá là nguyên nhân chính khiến cho tỷ giá tăng, bởi hiện tại giá vàng trong nước đang cao hơn giá vàng quốc tế gần 15 triệu đồng.
- Điều này dẫn đến tình trạng đầu cơ vàng, tức là phải dùng tiền Đô để mua vàng từ nước ngoài về bán trong nước. Điều này đẩy nhu cầu về tiền đô tăng cao => Chính là nguyên nhân khiến tỷ giá tăng.
(3) Nhu cầu đầu tư Bitcoin
- Ngoài ra, giá Bitcoin đang tăng trở lại khiến nhu cầu đầu tư Bitcoin gia tăng, từ đó thúc đẩy nhu cầu dùng tiền Đô để mua bitcoin.
- Đây cũng là 1 trong những nguyên ngân khiến nhu cầu tiền Đô trong nước gia tăng, dẫn đến việc tỷ giá tăng.
Nhà đầu tư tự tin về xu hướng uptrend của thị trường, tranh thủ gom mua các cổ phiếu khỏe trong nhịp điều chỉnh giá tốt lần này để gia tăng lợi nhuận khi thị trường cần bằng và tiếp tục xu hướng tăng sắp tới.
Follow kênh để đọc được sớm nhất các bài phân tích chuyên sâu, nhận định thị trường, chiến lược đầu tư tối ưu!
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận