Tài khoản “bốc hơi”, ngân hàng có đương nhiên phải chịu trách nhiệm với khách hàng?
Trả lời Tạp chí Kinh tế Việt Nam – VnEconomy, các chuyên gia luật nhấn mạnh, bất cứ yếu tố nào cho thấy ngân hàng chưa hoàn thành đúng nghĩa vụ của mình mà phát sinh thiệt hại cho khách hàng, thì ngân hàng sẽ phải bồi thường thiệt hại đó...
Hoạt động tội phạm liên quan đến tài chính, ngân hàng thường rất phức tạp và thường chỉ được làm sáng tỏ khi có sự vào cuộc của cơ quan điều tra. Vậy khi nào chúng ta đặt ra trách nhiệm bồi thường của ngân hàng?
Thế nhưng, không thể loại trừ khách hàng cũng có những lỗi nhất định (nể nang, cả tin vào những nhân viên ngân hàng, ký giấy tờ khống, ký giấy trắng, phớt lờ việc tuân thủ quy trình, quy định của ngân hàng thậm chí còn yêu cầu ngân hàng thực hiện các giao dịch khi không đủ các điều kiện…).
Chính vì vậy, trước khi đặt ra trách nhiệm bồi thường của ngân hàng trong những vụ án tương tự, cần phải xem xét, đánh giá đến quá trình diễn biến tội phạm, hành vi của tội phạm được thực hiện như thế nào, hướng đến chủ thể nào. Cụ thể:
Với trường hợp, khách hàng đã thực hiện việc gửi tiền, mở tài khoản thanh toán theo đúng quy trình của ngân hàng. Tuy nhiên, chính cán bộ của ngân hàng lợi dụng lỗ hổng để chiếm đoạt tiền.
Lúc này, trách nhiệm bồi thường trước tiên sẽ thuộc ngân hàng và sau đó ngân hàng sẽ có quyền yêu cầu người có lỗi gây ra thiệt hại phải hoàn trả số tiền đó (theo quy định tại điều 597 Bộ luật Dân sự 2015.). Và trong khi tham gia tố tụng, Ngân hàng sẽ được xác định là bị hại hoặc Nguyên đơn dân sự.
Trường hợp chính khách hàng là người để lộ những thông tin bảo mật, sử dụng những ứng dụng không chính thống dẫn đến việc bị chiếm quyền trên điện thoại hoặc đã có dấu hiệu bất thường giữa cán bộ, nhân viên ngân hàng với khách hàng này trước khi thực hiện bất kỳ giao dịch nào tại ngân hàng, thì đây là những yếu tố mà phía ngân hàng không thể kiểm soát được.
Khi đó trách nhiệm bồi thường trực tiếp cho khách hàng sẽ thuộc về người có hành vi phạm tội. Khách hàng sẽ tham gia vụ án với tư cách bị hại, còn Ngân hàng sẽ chỉ tham gia với tư cách người có quyền, nghĩa vụ liên quan.
Có thể thấy mặc dù lỗi sai có thể xuất phát từ cán bộ, nhân viên của ngân hàng, thế nhưng việc xác định bản chất vụ việc, làm rõ các tình tiết nội dung của vụ án ảnh hưởng đến việc xác định tư cách tham gia tố tụng của các đương sự và cũng là tiền đề để xác định trách nhiệm bồi thương thiệt hại thuộc về ai.
Theo tôi, với những vụ án tương tự cần đợi kết luận điều tra của Cơ quan điều tra để xác định những yếu tố, tình tiết cần thiết mới có thể đặt vấn đề liên quan trách nhiệm bồi thường thiệt hại từ phía ngân hàng.
Khách hàng thường sử dụng các dịch vụ ngân hàng hoặc gửi tiền vào ngân hàng không chỉ bởi niềm tin mà còn dựa trên các hợp đồng dịch vụ, quy định nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng và của pháp luật. Do vậy, bất cứ yếu tố nào cho thấy ngân hàng chưa hoàn thành đúng nghĩa vụ của mình mà phát sinh thiệt hại cho khách hàng, thì ngân hàng sẽ phải bồi thường thiệt hại đó.
Pháp luật quy định như nào về việc pháp nhân phải bồi thường thay cho cán bộ, nhân viên của mình?
Có thể thấy, các nhà làm luật đã xác định nhóm chủ thể là pháp nhân có tiềm lực kinh tế, điều kiện tốt hơn do đó sẽ có khả năng khắc phục hậu quả kịp thời, nhanh chóng tương xứng với thiệt hại đã xảy ra. Qua đó bảo vệ tối đa quyền và lợi ích của người bị thiệt hại.
Thực tế cho thấy để lấy được tiền, người dân mất rất nhiều thời gian theo đuổi tố tụng, đôi khi mất đến vài năm là chuyện thường tình. Vậy, so với quy định quốc tế, pháp luật hiện hành có cần phải điều chỉnh hoặc bổ sung, thay thế hoặc cần cơ chế đặc biệt nào để rút ngắn thời gian trên nhằm đảm bảo sự yên tâm tuyệt đối của người dân khi đã “gửi gắm” tài sản của mình vào nhà băng?
Dẫu vậy, khi so sánh với những quy định quốc tế, thông thường trách nhiệm và nghĩa vụ đầu tiên của ngân hàng là phải áp dụng các biện pháp an toàn đảm bảo tiền của khách không bị thất thoát. Nếu tiền trong tài khoản thất thoát mà không có chữ ký của khách hàng, ngân hàng trích từ quỹ rủi ro bồi thường trước, sau đó xác định lỗi và trách nhiệm bồi thường cho ngân hàng thông qua quá trình tố tụng.
Đối chiếu với các quy định pháp luật tại Việt Nam hiện hành, trước hết các Cơ quan quản lý Nhà nước cần thường xuyên nghiên cứu, ban hành cơ chế chính sách, kiểm tra giám sát và đảm bảo tuân thủ, an toàn của hệ thống ngân hàng.
Cùng với đó là cơ chế khuyến khích ngân hàng bồi thường một phần hoặc toàn bộ cho khách hàng khi đã có kết luận của Cơ quan có thẩm quyền, trước mắt có thể khôi phục niềm tin từ khách hàng, sau đó tạo hành lang pháp lý thuận lợi để Ngân hàng có thể yêu cầu bồi thường, thi hành án nhằm thu hồi lại số tiền đã bồi thường và/hoặc khởi kiện nếu thấy quyền và lợi ích của ngân hàng chưa được đảm bảo.
Năm 2014, vụ án Huyền Như đã để lại một câu chuyện tranh cãi đến ngày hôm nay, đó là khi nhân viên ngân hàng chiếm đoạt tiền gửi của khách hàng, thì khách hàng đi đòi tiền ai? Đòi ngân hàng hay nhân viên ngân hàng? Quan điểm của tôi thì trong những trường hợp tương tự, trách nhiệm hoàn trả lại tiền gửi cho khách hàng sẽ thuộc về ngân hàng.
Bởi khi tiền gửi đã được bàn giao cho ngân hàng, nhập vào nguồn vốn của ngân hàng, thì từ đây một lằn ranh pháp lý về trách nhiệm của ngân hàng đã hình thành. Việc cán bộ, nhân viên chiếm đoạt tiền gửi trong trường hợp này là chiếm đoạt tài sản của ngân hàng chứ không còn là của khách hàng. Do vậy, quyền lợi của khách hàng phải được bảo đảm.
Loạt vụ việc xảy ra từ nhiều năm nay, trong đó có những vụ được coi là đại án của ngành ngân hàng. Bài học rút ra từ những vụ án hình sự ra sao?
Ngoài ra, triển khai các giải pháp công nghệ đáp ứng được quy trình quản lý hiện đại, hiệu quả phân cấp, phân quyền loại bỏ việc lợi dụng quyền lực can thiệp hệ thống thông tin ngân hàng; tăng cường tính tự động trong quy trình quản lý, giám sát ngân hàng bằng việc ứng dụng công nghệ; giảm thiểu yếu tố con người trong hệ thống đồng nghĩa với việc giảm thiểu các rủi ro nghề nghiệp.
Trên thực tế, nhiều ngân hàng cũng đã chủ động áp dụng việc xác thực sinh trắc học khi giao dịch trên ứng dụng bao gồm từ khâu mở tài khoản, rút tiền, gửi tiền hay đăng nhập vào ứng dụng ngân hàng qua số điện thoại đã đăng ký.
Về phía khách hàng, cần kiểm tra kỹ nội dung giao dịch trước khi ký các giấy tờ, giữ khoảng cách trong mối quan hệ với cán bộ ngân hàng. Không nên giao dịch ngoài trụ sở mà phải đến thẳng các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng để trực tiếp giao dịch.
Trong trường hợp không may rơi vào tình huống thất thoát tiền hay nghi vấn bị lừa đảo, khách hàng cần bình tĩnh tập hợp đầy đủ các hồ sơ chứng từ, tài liệu giao dịch, sau đó liên hệ với ngân hàng nơi mình gửi tiền, thông báo về sự cố và cung cấp đầy đủ thông tin giao dịch để ngân hàng xác minh, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.
Rủi ro yếu tố con người thì ngành nào cũng có, nhưng đối với các nhà băng có thể dùng cơ chế hoặc giải pháp nào để giảm thiểu rủi ro này không?
Bên cạnh đó, ở lĩnh vực ngân hàng việc tập huấn rủi ro, nâng ý thức phòng ngừa rủi ro và tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp là điều mà nhiều ngân hàng tại Việt Nam chưa chú trọng đầu tư.
Nhất là đối với nhân sự thuộc bộ phận dịch vụ khách hàng, một bộ phận nắm túi tiền của ngân hàng nhưng thường bị xem nhẹ về mức độ quan trọng so với các bộ phận nghiệp vụ khác như tín dụng, kinh doanh nguồn vốn. Thực tế cho thấy các hành vi chiếm đoạt tiền gửi khách hàng thường xuất phát từ bộ phận nghiệp vụ này.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận