Tìm mã CK, công ty, tin tức
Lãi suất tiền gửi tiết kiệm
1T
|
3T
|
6T
|
9T
|
12T
|
---|
Đọc nhiều
Bình luận nhiều
Tập đoàn tài chính SVB (SVB Financial Group), công ty mẹ của Ngân hàng Silicon Valley (SVB) đã kiện Cơ quan Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) để lấy lại khoản tiền 1,93 tỷ USD đang bị cơ quan này tịch thu.
Đây là khoản tiền mà FDIC đã tịch thu trong quá trình tiếp quản SVB vào tháng 3/2023, theo hồ sơ gửi lên tòa án vào hôm 9/7.
SVB Financial cho biết, việc thiếu khả năng tiếp cận nguồn tiền 1,93 tỷ USD này đã cản trở quá trình tái cấu trúc của Tập đoàn, đồng thời bổ sung thêm rằng, số tiền này sẽ tạo ra hơn 100 triệu USD tiền lãi hàng năm. Vậy nên nếu SVB Financial không có khoản tiền này thì có thể sẽ phải tìm kiếm nguồn tài chính khác tốn kém hơn như đi vay.
FDIC đã ước tính rằng sự sụp đổ của SVB đã làm quỹ bảo hiểm của họ tiêu tốn 16 tỷ USD, nên FDIC có thể nắm giữ số tiền bị tịch thu này một cách hợp pháp.
SVB Financial cho biết trong hồ sơ nộp lên toà án rằng: "Trong khi FDIC khẳng định họ có đủ các bằng chứng chống lại SVB Financial để biện minh cho việc từ chối thanh toán của mình. Tuy nhiên, họ đã không thể đưa ra được dù chỉ là một chứng cứ để bất chấp đã có nhiều cơ hội để chứng minh".
Vào tháng 5, một thẩm phán chuyên xử các vụ án về phá sản của Mỹ đã ra lệnh cho FDIC trả lại 10 triệu USD trong séc hoàn thuế bị tịch thu cho SVB Financial, trong một cuộc tranh cãi về những nỗ lực của FDIC nhằm thu hồi chi phí từ cuộc giải cứu đắt đỏ đối với SVB.
Trước đó hồi tháng 3, SVB đã trở thành ngân hàng Mỹ lớn nhất bị sụp đổ trong hơn 1 thập kỷ qua. Ngân hàng này đã bị lỗ nặng vì bán gấp các chứng khoán trong bối cảnh lãi suất ngày càng tăng và rơi vào tình trạng trên chỉ trong vòng chưa đầy 48 giờ.
Cụ thể, sau khi SVB chịu khoản lỗ lớn trị giá 1,8 tỷ USD vì việc bán trái phiếu, các nhà đầu tư và người gửi tiền gửi vào ngân hàng này cảm thấy lo ngại về sự an toàn của ngân hàng và họ đã ồ ạt rút tiền ra khỏi SVB (bankrun), dẫn tới sự chấm dứt của ngân hàng đã có 40 năm tuổi này.
SVB là tài sản lớn nhất của Tập đoàn SVB Financial, chiếm hơn 15,5 tỷ USD trong tổng tài sản trị giá 19,7 tỷ USD của công ty này.Trước đó hồi cuối tháng 3, SVB Financial cũng đã từng đệ đơn kiện FDIC. Trong văn bản gửi tòa án, SVB Financial cho biết, FDIC đã có “hành động không thích hợp” khi cắt đứt quyền tiếp cận của tập đoàn này với số tiền gửi của mình tại SVB lên tới gần 2 tỷ USD.
Luật sư của SVB Financial cho biết, công ty này đã mất quyền tiếp cận tiền gửi của mình vào ngày trước khi SVB Financial nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 của Luật Bảo hộ phá sản Mỹ.
Trong khi đó FDIC cho biết, đang giữ tiền của SVB Financial để điều tra các khiếu nại đối với công ty này.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường