Sự trỗi dậy của những ông trùm Đông Âu (kỳ 5): Khủng hoảng nối tiếp khủng hoảng
Giai đoạn 2008-2009, sau 2 thập kỷ, các quốc gia Đông Âu dần hòa nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Bị thu hút bởi vay nợ bằng USD hoặc Euro, do vậy, bị tác động quá nặng nề trong cuộc khủng hoảng tín dụng toàn cầu năm 2008-2009.
Mặc dù đà suy yếu bất chợt của các đối thủ cạnh tranh phương tây mang lại một số cơ hội béo bở, nhưng sự suy yếu kéo dài của nền kinh tế đã kìm hãm nền kinh tế tiêu dùng này.
Ivica Todoric, Croatia
Phá sản
Từng có lúc leo lên ngôi vị người giàu nhất của Croatia, Todoric là nhà sáng lập, sở hữu và quản lý Agrokor dd– từng một thời là công ty lớn nhất của Croatia. Ông đã vượt qua sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản và cả cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Todoric và cha ông bắt đầu buôn bán hoa ở Yugoslavia vào cuối những năm của thập niên 80 và sau đó, dấn thân sang lĩnh vực thực phẩm.
Trong bối cảnhchủ nghĩa xã hội sụp đổ, làn sóng khao khát giành độc lập chủ quyền nổ ra và chuyển thành cuộc chiến tranh thảm khốc nhất ở châu Âu trong 50 năm.Ông Todoric vượt qua khó khăn và mua bất động sản từ Chính phủ trong những đợt tư nhân hóa, thường làm việc chặt chẽ với Chính phủ để trở nên thịnh vượng ở đất nước Croatia còn non trẻ và các quốc gia khác tách rời khỏi Nam Tư vào nửa cuối thập niên 90.
Trong 20 năm kế tiếp, tài sản của ông tiếp tục tăng mạnh. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 – vốn đã đẩy nền kinh tế Croatia vào 6 năm tăng trưởng ở mức 0% - cũng không thể kìm hãm tham vọng của ông. Trong năm 2014, ông bắt đầu mua chuỗi bán lẻ lớn nhất của Slovenia, Mecrator. Mức lãi suất cao mà ông chấp nhận để tài trợ cho thỏa thuận này cũng cho thấy tham vọng của ông: Trong năm 2017, Chính phủ tiến hành tái cấu trúc tài chính của Agrokor và Todoric không còn được giữ chức giám đốc công ty.
Cùng năm đó, Todoric chạy đến Anh khi các cơ quan chức trách ở Croatia điều tra vai trò của ông trong vụ Agrokor. Tháng 12/2018, ông bị dẫn độ đến Zagreb nhưng vụ án vẫn còn bỏ ngõ. Trong khi đó, Agrokor đổi tên và hiện đang được các chủ nợ trước đó sở hữu – bao gồm cả các ngân hàng lớn nhất của Nga.
Những năm 2010: Làn sóng chủ nghĩa dân túy
Cuộc khủng hoảng năm 2008 không những kéo giảm sự giàu có mà còn hủy hoại những ảo tưởng về chủ nghĩa tư bản. Sự bất mãn và nỗi đau kinh tế mở ra một loại chính trị gia mới: Những người theo chủ nghĩa dân túy ở Đông Âu. Dẫn đầu bởi Thủ tướng Hungary Viktor Orban, họ tự cho rằng mình sẵn sàng sửa chữa những sai lầm của những thập kỷ trước, một phần bằng cách phân phối lại của cải.
Lorinc Meszaros, Hungary
Tài sản: 1.5 tỉ USD
Từng là bạn học của Thủ tướng Hungary Viktor Orban, ông Meszaros lập nên công ty ống dẫn khí đốt nhỏ ở ngôi làng Felcsut trong thập niên 90. Từ chỗ chẳng ai ở Hungary biết đến, ông bắt đầu trở nên nổi tiếng khi người bạn thuở nhỏ trở thành Thủ tướng Hungary trong năm 2010, nhanh chóng leo lên top những người giàu có nhất đất nước.
Bản thân Meszaros từng nói rằng, việc ông thăng bậc nhanh chóng có lẽ là vì ông thông minh hơn cả Mark Zuckerberg – và cho rằng tài sản của ông là do chúa trời, may mắn và cả ông Orban mang lại.
“Tôi chưa từng có quan hệ làm ăn với Thủ tướng, mối quan hệ của chúng tôi khá bí mật”, Meszaros cho biết qua email. “Tôi biết đến Viktor Orban kể từ lúc nhỏ. Tôi xem trọng những thành tựu của ông ấy và xem ông ấy là bạn”.
Meszaros là Chủ tịch của một học viện bóng đá rộng lớn do ông Orban thành lập và sở hữu các đội bóng hàng đầu ở Hungary và Croatia. Các doanh nghiệp của ông – chủ yếu liên kết với công ty holding Opus Global– trải dài từ xây dựng cho đến truyền thông và sản xuất rượu vang và thường xuyên giành được các hợp đồng với Chính phủ.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận