Sự lợi hại của chỉ số P/B trong bối cảnh phục hồi sau downtrend
Có thể nhiều anh chị em đã từng nghe qua chỉ số P/B – Price to Book, là chỉ số thể hiện tỷ lệ giữa giá cổ phiếu và giá trị sổ sách của cổ phiếu đó. Nó cho thấy rằng nhà đầu tư sẵn sàng trả giá bao nhiêu cho tài sản của doanh nghiệp.
Ở đây Hoàng sẽ không dông dài về lý thuyết, vì anh chị có thể tự tra google. Thay vào đó, mình sẽ đưa ra góc nhìn thực chiến hơn về P/B trong bối cảnh hiện tại – giai đoạn kinh tế tạo đáy và phục hồi từ từ đi lên sau downtrend.
Khi thị trường giảm mạnh, chúng ta thường sẽ thấy các chỉ số định giá như P/E và P/B đều rẻ đi so với trung bình 3 năm, 5 năm hoặc 10 năm (định giá hợp lí).
Quay lại thời điểm đầu năm 2023, rõ ràng chúng ta không thể tìm được 1 doanh nghiệp nào có kết quả kinh doanh (doanh thu, lợi nhuận) khả quan, nhưng hoàn toàn có thể tìm được rất nhiều doanh nghiệp có cấu tài sản an toàn, ví dụ tỷ lệ tiền mặt và tiền gửi cao trong tổng tài sản, hoặc đã giảm mạnh nợ vay khi nền kinh tế có biến động,… Một số cổ phiếu kinh điển như FPT, KDH, DGC, HPG,… đều như vậy, và các cổ phiếu này đều tăng tối thiểu 30% từ nền giá đầu năm 2023 cho đến đỉnh tháng 9. Bên cạnh đó là nhóm Chứng khoán với mức tăng đều trên 50% nhờ vào mức P/B rất rẻ ở đầu năm 2023.
Tất nhiên, khi đã sử dụng P/B, chúng ta sẽ phải xem kỹ bảng cân đối kế toán, để đánh giá chính xác tình trạng tài sản của doanh nghiệp. Bởi nếu tài sản đã mất đi tính an toàn, thì P/B sẽ không có nhiều ý nghĩa trong dài hạn, ví dụ case cổ phiếu NVL, với mức P/B cực rẻ, đến giờ vẫn rẻ, nhưng tài sản lại hoàn toàn mất giá trị. Đây cũng chính là nhược điểm khi anh chị sử dụng đến định giá P/B, vì phải mất thời gian hơn trong việc phân tích kỹ lưỡng về tài sản của doanh nghiệp.
Hãy theo dõi và liên hệ với Hoàng để có thêm nhiều kiến thức thực chiến về đầu tư chứng khoán.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận